Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 và diễn biến phức tạp của hạn hán, xâm thực mặn của nước biển tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Cục Thủy sản đã có thông báo chính thức gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từng tỉnh. Tại các thành phố ven biển miền Trung đang gấp rút thực hiện giải pháp tháo gỡ khó khăn, các hiệp hội liên quan đến sản xuất tôm nước lợ và các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai một số giải pháp nhằm ổn định sản xuất, tránh những thông tin xấu, chủ động sử dụng, nắm bắt cơ hội sản xuất, giống tôm nước lợ.
Ngành thủy sản chật vật trong đại dịch
Ngành thuỷ sản năm 2021 đối mặt nhiều khó khăn bởi đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu; tác động tới sản xuất, xuất khẩu thủy sản. Cùng với đó, Ủy ban châu Âu tiếp tục giữ cảnh báo “thẻ vàng” đối với thủy sản khai thác của Việt Nam.
Để ngành thuỷ sản đạt được mục tiêu sản lượng 8,6 triệu tấn; và xuất khẩu đạt kim ngạch trên 8,5 tỷ USD năm nay; nhiều giải pháp đồng bộ được các đại biểu cùng họp bàn với Tổng cục Thuỷ sản tại “Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm; và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021”.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng; mặt hàng tôm là mặt hàng chiến lược; cần đẩy nhanh việc thực hiện mã số truy xuất nguồn gốc để đáp ứng yêu cầu của Mỹ và các thị trường khác.
Thực hiện giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” thủy sản
Để tránh khai thác hải sản quá mức; đại diện Vụ Khai thác thủy sản cũng đề xuất nâng cấp tàu lưới kéo; vừa tiết kiệm chi phí nhưng vẫn tái cơ cấu ngành nghề khai thác hiệu quả.
Thực hiện bảo tồn bền vững là một trong những giải pháp quan trọng để gỡ “thẻ vàng” thủy sản. Năm nay đã là năm thứ 3 liên tiếp Ủy ban châu Âu tiếp tục giữ cảnh báo “thẻ vàng” đối với thủy sản khai thác của Việt Nam.
Ngoài ra, việc đào tạo, nâng cao năng lực cho người lao động; cũng là mấu chốt để có thể tháo gỡ “thẻ vàng”. Cùng với đó, hoàn thiện hệ thống dữ liệu “giám sát hành trình” tàu cá; cũng là giải pháp cần hoàn thiện trong năm nay.
Kết luận
Hiện nay so với các nước cùng phát triển ngành kinh tế thủy sản xuất khẩu; Việt Nam được xem đã đi trước về mặt kỹ thuật công nghệ, kể cả kỹ thuật chế biến sản phẩm và vùng nuôi tôm. Theo quyết định của Bộ LÐTB&XH ban hành trước đây là không sai; nhưng hiện nay, điều kiện sản xuất ngành sản xuất chế biến tôm đã công nghiệp hóa; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới hơn rất nhiều so với trước đây. Do đó công việc của người lao động trở nên nhẹ nhàng hơn, không nặng nhọc.
Hơn nữa thực tế điều kiện lao động làm việc tại nhà máy không tăng ca; chiều tan tầm về, điều kiện làm việc của công nhân không độc hại. Nếu được các cơ quan chức năng sớm xem xét tháo gỡ khó khăn nêu trên cho DN chế biến thủy sản xuất xuất khẩu; sẽ giúp tháo gỡ cho ngành tôm Việt Nam trong việc giải quyết được việc làm cho lao động tại địa phương. Ðồng thời nâng cao giá tôm cho người nuôi tôm và nâng cao kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam; kích thích người nuôi tôm tăng sản lượng tôm nuôi phục vụ xuất khẩu.