Trong những năm gần đây, Đông Nam Á đã và đang chứng kiến những nỗ lực và đầu tư nhanh chóng và bền vững vào các sáng kiến kinh tế kỹ thuật số của khu vực công và tư nhân. Các gã khổng lồ công nghệ đang tạo ra làn sóng. Gần đây nhất là vụ sáp nhập Tokopedia và Gojek. Trước đó, Grab đang thúc đẩy việc niêm yết tại Hoa Kỳ với mức định giá hơn 40 tỷ đô la Mỹ.
Trong hoàn cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam được coi là luôn sẵn sàng cho tăng trưởng kỹ thuật số. Với dân số 95 triệu người, Việt Nam là quốc gia lớn thứ ba ở Đông Nam Á sau Indonesia và Philippines. Nhờ môi trường chính trị ổn định, các chính sách kinh tế tiến bộ và tăng trưởng kinh tế kỹ thuật số bền vững, các nhà đầu tư trong và ngoài nước có cơ hội thu lợi nhuận khi phát triển tiềm năng kinh tế to lớn của Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng
Báo Sputnik của Nga vừa có bài tổng hợp, phân tích về vấn đề trên. Báo này dẫn báo cáo đánh giá của Ngân hàng phát triển Singapore (DBS) nhận định; kinh tế Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng khoảng từ 6 – 6,5% trong thập kỷ tới; nhờ sức hút mạnh mẽ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng năng suất.
Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm tronng nước bình quân từ 6 – 6,5%; nền kinh tế Việt Nam sẽ lớn hơn quy mô nền kinh tế Singapore sau 10 năm nữa.
Tuy nhiên, không cần đến 10 năm, thực tế Việt Nam đã vượt Singapore. Năm 2020, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 343 tỷ USD; đứng trong danh sách 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng thứ tư ASEAN; thu nhập bình quân đầu người đạt 3.521 USD đứng thứ 6 ASEAN.
Bất chấp đại dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng; vượt qua Singapore và Malaysia, khẳng định vị trí vững vàng trong top 4 nền kinh tế lớn nhất ở Đông Nam Á. Kinh tế Việt Nam hiện chỉ đứng sau Indonesia, Thái Lan và Philippines.
Chính sách tiền tệ và tài khóa nhịp nhàng
Báo Sputnik cũng dẫn lại các đánh giá ở trong nước và nước ngoài nhận định rằng bất chấp đại dịch COVID-19; nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng đầy bản lĩnh. Nhờ vào tăng trưởng đáng ngạc nhiên của nền kinh tế bất chấp ảnh hưởng của đại dịch; Việt Nam thể hiện được mốc bứt phá đáng khen ngợi.
Còn tại cuộc hội kiến Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cách đây hơn 1 tuần; Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới chúc mừng Việt Nam; năm 2020 đã phòng, chống đại dịch COVID-19 thành công bằng các biện pháp hết sức thông minh như xét nghiệm; truy vết và cách ly, nên số người mắc COVID-19 rất thấp và trong một thời gian dài không có người tử vong.
Trong bối cảnh dịch bệnh bao trùm cả thế giới; nhưng Việt Nam cũng đã có chính sách tiền tệ và tài khóa nhịp nhàng nên chỉ có Trung Quốc và Việt Nam có kinh tế tăng trưởng dương. Nền kinh tế Việt Nam cũng có khả năng chống chịu cao hơn; và duy trì được tăng trưởng xuất khẩu rất cao; và đây đều là những di sản rất quan trọng.
Các dự báo mới nhất của Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Phát triển châu Á cũng cho rằng; quy mô nền kinh tế Việt Nam năm nay vẫn sẽ vượt Singapore và Maylaysia.
Còn theo tính toán của Tổng cục Thống kê; nếu Tổng sản phẩm trong nước năm nay tăng trưởng được 6%; thì quy mô của nền kinh tế Việt Nam sẽ cán mốc 500 tỷ USD.