Hiện tại ở Việt Nam, ngoại trừ Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Vinfast, không có công ty nào khác tham gia sản xuất và lắp ráp xe điện. Nhìn chung, xe điện hiện nay chưa phổ biến ở Việt Nam và nhu cầu tiêu dùng loại phương tiện này cũng khá thấp. Vì vậy, để thúc đẩy phát triển sản xuất và sử dụng xe điện tại Việt Nam, Bộ Công Thương đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất sửa đổi “Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt” và phấn đấu được ưu đãi, thuế tiêu dùng.
Thuế suất áp dụng trong một thời kỳ nhất định (2005) để khuyến khích phát triển xe điện tại Việt Nam. Hiện nay, chỉ trong khu vực ASEAN, Thái Lan, Indonesia và nhiều nước khác đang cạnh tranh sản xuất, từng bước thay đổi cơ chế, chính sách tương ứng để phát triển xe điện.
Số lượng xe điện hóa tại Việt Nam còn rất ít
Số liệu thống kê từ Cục Đăng kiểm Việt Nam cho thấy; số lượng xe điện hóa (hybrid – kết hợp hoạt động giữa động cơ đốt trong và động cơ điện; plug-in hybrid – hybrid sạc pin bằng cách cắm vào nguồn điện và xe thuần điện) ở Việt Nam hiện còn rất ít; năm 2019 là 140 xe, năm 2020 tăng lên 900 xe và đến hết quý I/2021 là 600 xe.
Thế nhưng, tất cả các xe này đều là nhập khẩu và gần như toàn bộ là xe hybrid; xe plug-in hybrid và xe điện chạy pin chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Hiện nay tại Việt Nam, chưa có doanh nghiệp nào ngoài Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Vinfast đang hoạt động sản xuất; lắp ráp xe điện.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, hiện nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển xe điện tại Việt Nam; trong đó có giá cả, chính sách…
Nghiên cứu đề xuất phương án phù hợp
Theo các chuyên gia, khi thị trường đã có doanh nghiệp tham gia vào việc vừa phát triển công nghệ cao; vừa thúc đẩy giao thông xanh, bảo vệ môi trường thì cần có các chính sách hỗ trợ kịp thời. Không chỉ là hỗ trợ tài chính, mà còn cả về cơ sở hạ tầng để hình thành một hệ sinh thái xanh.
Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong – chuyên gia kinh tế cho hay: “Việc sử dụng xe điện với giá rẻ sẽ được khuyến khích hơn nếu như giải quyết được những vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm như nơi nạp điện; các dịch vụ tiện ích sửa chữa, nạp điện; thay thế ắc quy phải rất là phổ biến, tiện lợi, nhanh chóng và giá cả cạnh tranh”.
Để phát triển sản xuất và sử dụng xe điện tại Việt Nam; Bộ Công Thương đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc nghiên cứu; đề xuất sửa đổi các quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệ;t theo hướng ưu đãi thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng trong thời hạn nhất định (5 năm) để khuyến khích phát triển xe điện tại Việt Nam.
Chính sách nào cho ô tô điện Việt Nam?
Về câu chuyện chính sách cho ô tô điện; Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong Phùng Công Sưởng đặt vấn đề; đến nay trong định hướng phát triển ô tô có định hướng nào về phát triển dòng xe thân thiện với môi trường không?
Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về việc phát triển xe điện. Tuy nhiên, xuyên suốt trong các nghị quyết của Đảng, Chính phủ đều đặt ra định hướng phát triển các sản phẩm công nghệ cao, thân thiện môi trường.
Năm 2020 là năm cuối của giai đoạn chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô; sẽ cần xây dựng chiến lược mới cho nghành trong thời gian tới và xe điện sẽ được tính đến trong chiến lược.
Trong tất cả những văn bản quy định đã được ban hành thì có một số ưu đãi đặc biệt dành cho xe điện như: Trong luật về thuế thì có Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào ô tô; nhưng xe điện hưởng mức thuế thấp hơn so với các loại khác. Trong chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô; xe điện cũng được ưu đãi nhiều hơn so với các loại khác. Như vậy có thể thấy Chính phủ cũng tạo nhiều điều kiện; để xây dựng ngành công nghiệp xe điện mới này.
Nhiều nước dành “biệt đãi” cho ô tô điện
Hiện tại, ngay trong khu vực ASEAN, một số quốc gia như Thái Lan; Indonesia đang chạy đua sản xuất, từng bước thay đổi cơ chế; chính sách phù hợp để phát triển xe điện.
Tại Thái Lan, các dự án đầu tư sản xuất xe BEV (xe điện hoàn toàn) được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 – 8 năm. Đối với các nhà sản xuất, nếu sản xuất được từ linh kiện chính thứ 2 của xe điện; sẽ được miễn thuế thêm một năm cho linh kiện tiếp theo nhưng không quá 10 năm. Các nhà sản xuất PHEV (xe Hybrid sạc ngoài); được ưu đãi ít hơn là 3 năm miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; và được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị.
Chính phủ Thái Lan cũng công bố các thay đổi đối với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt; để khuyến khích phát triển xe điện hóa. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe điện hoàn toàn hiện là 2%; trước đây là từ 10%. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe HEV và xe PHEV cũng được giảm; phụ thuộc vào mức độ phát thải.
Chính phủ Indonesia và những ưu ái cho thị trường xe điện
Trong khi đó, tại Indonesia, trên cơ sở khả năng sản xuất xe điện trong nước hiện nay; Chính phủ Indonesia bắt buộc thực hiện dần dần yêu cầu về hàm lượng nội địa cho ngành công nghiệp sản xuất xe điện và cụm linh kiện xe điện theo lộ trình.
Các ưu đãi tín dụng dành cho các tổ chức; cá nhân đủ điều kiện hưởng gồm miễn thuế nhập khẩu đối với xe điện; ở dạng rời rạc hoàn toàn (CKD) hoặc rời rạc không hoàn toàn (IKD); và đối với các cụm linh kiện chính của xe điện với số lượng nhất định trong một khoảng thời gian nhất định…
Ngoài ra, Chính phủ Indonesia cũng miễn thuế nhập khẩu máy móc; vật tư và thiết bị sử dụng để sản xuất xe điện; ưu đãi cho sản xuất thiết bị trạm sạc xe điện; ưu đãi về phí đỗ xe do chính quyền khu vực ban hành.