Trong bối cảnh dịch COVID-19 căng thẳng như hiện nay, vụ vải sớm của tỉnh Bắc Giang được coi là thành công hơn năm trước. Có nhiều lý do để đạt được thắng lợi “mục tiêu kép” dưới sự chỉ đạo của chính quyền Bắc Giang, đây là những kinh nghiệm quý báu trong “trận chiến trường kỳ” chống lại COVID-19. Ở Bắc Giang, vải sớm được thu hoạch tập trung ở vùng Lục Ngạn và Tân Yên. Đầu năm nay, sản lượng vải dự kiến đạt 58.000 tấn (khoảng 1/3 sản lượng vải toàn tỉnh). Vải được thu hoạch sớm vào đúng thời điểm (khoảng giữa tháng 5) khi bùng phát dịch COVID-19 và Bắc Giang là trung tâm dịch bệnh “nóng nhất” của đất nước. Tỉnh đã lường trước những khó khăn, chủ động ứng phó, sớm kết thúc thành công vụ thu hoạch vải thiều.
Vải thiều Bắc Giang thắng lợi
Hơn 6.800 tỷ đồng là doanh thu trong vụ vải thiều Bắc Giang năm nay. Một mùa vụ đặc biệt, thậm chí chưa từng có tiền lệ khi thời vụ thu hoạch đúng thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh; và diễn biến phức tạp trên địa bàn. Thế nhưng, vượt lên tất cả khó khăn, với sự chủ động linh hoạt; Bắc Giang đã có một mùa vụ thắng lợi trên nhiều phương diện: sản lượng, chất lượng và thị trường tiêu thụ rộng lớn nhất từ trước tới nay.
Vụ vải năm nay đúng vào thời điểm dịch COVID-19 diễn ra tại nhiều địa phương. Tỉnh Bắc Giang đã chủ động; linh hoạt trong điều hành. Thu hoạch và tiêu thụ được tổ chức khép kín; tạo “luồng xanh” trong việc tiêu thụ, đưa doanh nghiệp đến tận nơi thu mua.
Trong vụ này, tỉnh Bắc Giang đã thu hoạch hơn 215.000 tấn; tăng hơn 35.000 tấn so với dự kiến ban đầu. Vượt qua khó khăn, thách thức của dịch COVID-19, quả vải Bắc Giang có mặt khắp cả nước; được xuất xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu.
Vượt qua khó khăn dịch bệnh
Khó khăn chồng chất khó khăn khi vừa phải chống dịch, vừa phải thúc đẩy sản xuất; tiêu thụ hàng trăm nghìn tấn vải thiều. Thế nhưng, thành công trong vụ vải thiều năm nay cho thấy sự quyết tâm của tỉnh Bắc Giang; trong việc thực hiện thành công mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển sản xuất.
Thắng lợi của mùa vải năm nay đóng góp vào kết quả khả quan của xuất khẩu nông lâm thủy sản 5 tháng đầu năm với gần 23 tỷ USD; tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong bối cảnh dịch bệnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cũng đã chủ động đẩy mạnh tham gia các sàn thương mại điện tử uy tín như: Alibaba, Amazon, Sendo…; cùng với đó là phối hợp với các hội đoàn thể ra mắt 5 điểm kết nối tiêu thụ nông sản; thúc đẩy bán hàng trên các nền tảng công nghệ số, mục tiêu vừa cung cấp sản phẩm tốt; bảo đảm chất lượng, vừa nâng tầm giá trị nông sản Việt.
“Chiếm lĩnh” được thị trường Nhật Bản
Sau khi “bỏ lỡ” dịp tiến vào thị trường khó tính này năm 2020; sang năm nay, ngay từ đầu vụ, các cơ quan chuyên môn đã tham mưu với tỉnh kết nối sớm với các bộ; ngành Trung ương đàm phán với đối tác Nhật Bản. Kết quả là công đoạn nghiệm thu xông hơi, khử trùng; đóng gói vải thiều đã được phía Nhật Bản ủy quyền cho Việt Nam thực hiện.
Ngày 26/5 là dấu mốc quan trọng với vùng vải sớm xã Phúc Hòa (huyện Tân Yên); khi lần đầu tiên xuất khẩu 20 tấn vải sớm sang Nhật Bản. Mặc dù thị trường Nhật Bản có nguồn vải thiều nhập từ nhiều nước; vùng lãnh thổ khác song vi hương vị đặc biệt của vải thiều Việt Nam, trong đó có Bắc Giang; đã đưa quả vải Việt Nam trở thành loại vải ngon nhất tại thị trường nước bạn; với giá bán tương đương 300.000 đồng/kg.
Đến nay, gần 100 tấn vải thiều Bắc Giang đã xuất sang thị trường Nhật Bản; dự kiến năm 2021, xuất khẩu khoảng 1.000 tấn sang thị trường này.
Ngoài thị trường Nhật Bản, vải thiều sớm Bắc Giang còn được tiêu thụ ở các nước như: Australia, Malaysia, Lào, Campuchia, Trung Quốc… với sản lượng hơn 20.000 tấn; hơn 25.000 tấn tiêu thụ nội địa ở siêu thị, chợ đầu mối lớn…