
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã giảm dự trữ ngô của Hoa Kỳ vào cuối niên vụ 2020-2021 khoảng 150 triệu giạ xuống 1,352 tỷ giạ, nhưng tăng ước tính cho thức ăn chăn nuôi hoặc các mục đích sử dụng khác thêm 50 triệu giạ lên 5,7 tỷ giạ. tăng 25 triệu giạ lên 4,975 tỷ giạ. Nhìn chung, nhu cầu ngô nội địa của Hoa Kỳ cho niên vụ 2020-2021 tăng 75 triệu giạ lên 12,1 tỷ giạ, giảm 85 triệu giạ so với niên vụ trước, trong khi xuất khẩu ngô của Mỹ tăng 75 triệu giạ so với cùng kỳ. Trong khi đó giá thị trường nông sản của Mỹ đang lên xuống thất thường và không ngừng biến động qua từng ngày.
Giá nông sản Mỹ vẫn đang biến động
Chốt phiên này, giá ngô giao tháng 12/2021 giảm 6,75 xu Mỹ (1,29%) xuống 5,17 USD/bushel. Trong khi giá lúa mỳ giao tháng 9/2021 giảm 3 xu Mỹ (0,49%); xuống 6,15 USD/bushel.
Tuy nhiên, giá giá đậu tương giao tháng 11/2021 lại tăng 9,75 xu Mỹ (0,74%); lên 13,2925 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Sự chú ý của thị trường vẫn đang tập trung vào tình hình thời tiết ở khu vực Trung Tây Mỹ; cũng như tình hình nguồn cung tại Mỹ khi “thiếu vắng” nhu cầu xuất khẩu trong ngắn hạn.
Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago cho rằng; giá các mặt hàng nông sản sẽ vẫn biến động.
Dự báo thời tiết cho thấy thời tiết ở khu vực phía nam Minnesota ẩm ướt hơn; và mưa đã “di chuyển” sang phía đông Nebraska và Nam Dakota.
Nhu cầu đậu tương sẽ chuyển từ Nam Mỹ sang Mỹ
Thời tiết ẩm ướt chủ yếu diễn ra trong hai ngày 11-12/7. Ở những khư vực khác, dự báo có mưa và thời tiết ôn hòa diễn ra; khá phù hợp với giai đoạn thụ phấn của cây ngô trong vòng 5-10 ngày.
Trong tuần kết thúc vào ngày 1/7, Mỹ đã xuất khẩu 7 triệu bushel ngô; so với mức 1 triệu bushel trong tuần trước; 2 triệu bushel đậu tương, so với 3 triệu bushel trước đây; và 11 triệu bushel lúa mỳ, so với 8 triệu bushel trong tuần trước.
Tính đến thời điểm này, Mỹ đã bán được 2.745 triệu bushel ngô; tăng 64% so với năm ngoái, và 2.274 triệu bushel đậu tương, tăng 35%.
Trong khi đó, lượng lúa mỳ xuất khẩu trong niên vụ 2021-2021 đạt tổng cộng 246 triệu bushel; giảm 11% so với niên vụ trước.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) báo cáo rằng các nhà xuất khẩu nước này; đã bán 228.600 tấn đậu tương cho Mexico trong niên vụ 2021-2022; cho thấy nhu cầu đậu tương thế giới có thể sẽ chuyển dần từ Nam Mỹ sang Mỹ.
Thị trường cà phê thế giới cũng không ngừng thay đổi
Thị trường cà phê thế giới cho thấy, giá cà phê phiên 19/6 tăng. Theo đó, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2021 tăng 15 USD/tấn ở mức 1.584 USD/tấn; giao tháng 9/2021 tăng 18 USD/tấn ở mức 1.616 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2021 tăng 0,2 xu Mỹ/lb ở mức 149,75 xu Mỹ/lb; giao tháng 9/2021 tăng 0,15 xu Mỹ/lb ở mức 151,75 xu Mỹ/lb (1 lb=0,4535 kg).
Sau phiên điều chỉnh giảm mạnh, giá cà phê đã lấy lại được đà tăng. Nguyên nhân chủ yếu do tỷ giá đồng USD giảm; giúp các sàn hàng hóa và kim loại phục hồi. Phiên vừa qua cũng là ngày các thị trường bước vào thời điểm thông báo giao hàng đầu tiên.
Trước đó, thông tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất cơ bản USD trước thời hạn do lạm phát quá mức cùng với việc Ủy ban Chính sách tiền tệ (Copom) Brazil quyết định tăng lãi suất cơ bản đồng real lần thứ ba liên tiếp thêm 0,75% lên mức 4,25%/năm, đã kéo giá cà phê 2 sàn trên giảm sâu. Hầu hết các thị trường hàng hóa chuyển sang sắc đỏ sau các phiên họp chính sách của Fed trong ngày thứ Tư.