
Theo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn, trong tháng 5, giá một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại các tỉnh phía Bắc có dấu hiệu tăng mạnh. Cụ thể, giá cám gạo, bột ngô, hạt ngô và khô dầu đậu tương tăng 500-1000 đồng / kg. Theo số liệu thống kê, giá trị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong tháng 5 năm 2021 đạt 420 triệu đô la Mỹ, và tổng kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu 5 tháng đầu năm 2021 đạt 2,1 tỷ đô la Mỹ, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 44%. Chính vì vậy mà giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đạt ngưỡng tăng đến đỉnh điểm, làm cho người chăn nuôi gia súc phải một phen lao đao.
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng
Theo Cục Chăn nuôi, tính bình quân 6 tháng đầu năm; giá các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đều tăng so với cùng kỳ 2020; trong đó tăng mạnh nhất là các nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc; cụ thể: Ngô hạt tăng 35,1%; khô dầu đậu tăng 35,5%; cám mì tăng 32,8%; sắn lát tăng 19,2%; cám gạo chiết ly tăng 16,1%…
Giá nguyên liệu tăng mạnh khiến giá thức ăn chăn nuôi đều tăng mạnh. Cụ thể, giá thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn thịt từ 60kg đến xuất chuồng hiện là 10.785,8 đ/kg (tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái); thức ăn hỗn hợp cho gà thịt lông màu là 10.885,4 đ/kg (tăng 14,4%); thức ăn hỗn hợp cho gà thịt lông trắng là 11.206,9 đ/kg (tăng 12,1%).
Theo Cục Chăn nuôi, trong tháng 6, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã bắt đầu giảm so với tháng 5. Sang những ngày đầu tháng 7, giá tiếp tục giữ xu hướng này. Cụ thể, ngô giảm 2,0%, khô dầu đậu tương giảm 1,7%; cám mì giảm 0,6%…Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm vẫn tăng từ 1,7% đến 2,0%.
Nguyên nhân tăng giá
Ông Dương Tất Thắng, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết; nguyên nhân do các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn phải sử dụng nguyên liệu được mua với giá cao từ các tháng trước. Việc này sẽ có độ trễ từ 1- 1,5 tháng.
Theo ông Thắng, xu hướng giá thức ăn chăn nuôi sẽ còn tăng 2 đợt với khoảng 5% trong thời gian tới. 6 tháng cuối năm, ngành chăn nuôi sẽ đối mặt với không ít khó khăn; giá thức ăn nguyên liệu vẫn sẽ duy trì ở mức ổn định và chưa giảm nhanh được.
Ông Thắng cho biết, để giảm bớt tác động từ việc giá thức ăn chăn nuôi tăng đến người dân; thời gian tới Cục sẽ tiếp tục theo dõi để có những chỉ đạo; dự báo thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sát thực tế hơn. Đồng thời Cục khuyến khích người dân chuyển sang nuôi gia súc ăn cỏ như bò, trâu, thỏ, dê; hay trồng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ví dụ như ngô, đậu tương…
Giá vẫn chưa có chiều hướng giảm
Nguồn nhập khẩu ngô của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021 chủ yếu từ 3 thị trường Brazil, Achentina và Ấn Độ. Giá trị nhập khẩu ngô 4 tháng đầu năm 2021 từ các thị trường này tăng lần lượt là: 146%, 12% và 602 lần.
Theo nhận định của Cục Chăn nuôi, giá các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính chưa có chiều hướng giảm ngay trong quý II/2021; dự kiến sẽ giảm dần và ổn định từ tháng 7-2021.
Trước tình hình giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi leo thang; Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn dự kiến sẽ rà soát lại một số cơ chế chính sách chưa được tháo gỡ để trình Chính phủ giảm thuế một số nguyên liệu nhập khẩu như ngô, lúa mì…
Cục Chăn nuôi khuyến nghị các công ty sản xuất thức ăn; cần tối đa hóa nguồn nguyên liệu trong nước cần xem xét thay thế được nguồn nhập khẩu, giảm các chi phí sản xuất để giảm giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm, giữ ở mức độ hợp lý.