Báo cáo của Bộ Công Thương vừa công bố về tình hình tiêu thụ nông sản của một số tỉnh trong tình hình đại dịch đang diễn ra phức tạp. Tỉnh Đồng Tháp đang tồn đọng 8.494 tấn khoai lang tím do thương lái không mua hoặc thu mua rất ít và không tiêu thụ được. Tại Đắk Lắk, nhiều hợp đồng xuất khẩu nông sản với các đối tác nước ngoài đã bị hủy bỏ hoặc tạm dừng do dịch bệnh hoành hành. Một số quốc gia nhập khẩu nông sản có yêu cầu thử nghiệm Covid-19 đối với nông sản. Đồng thời, tỉnh cũng chưa có quy chuẩn, quy trình thống nhất về vận chuyển, lưu thông hàng hóa để đảm bảo chống vi khuẩn Covid-19 trong quá trình sản xuất, thu hoạch, đóng gói, vận chuyển nông, lâm, thủy sản.
Chanh thương phẩm gặp khó, trở ngại vấn đề đầu ra
Hiện nay, nhiều nhà vườn trồng cây chanh thương phẩm ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang rất khốn khó; khi loại trái cây này trúng mùa nhưng đầu ra gặp trở ngại. Nhiều vườn chanh tới mùa thu hoạch nhưng bị chủ vườn bỏ phế.
Đáng quan ngại là tại các xã phía Nam Quốc lộ 1 – vùng tâm điểm dịch bệnh của huyện Cái Bè; như Hậu Mỹ Bắc A, xã Hậu Mỹ Bắc B, Hậu Mỹ Trinh, Hậu Mỹ Phú, Hòa Khánh, Mỹ Đức Đông… trái chanh chỉ ở mức 1.000 đồng – 1.500 đồng/kg. Riêng ở các vùng hẻo lánh, xa đường giao thông trái chanh không bán được. Nhiều nhà vườn bỏ phế vườn chanh dù trái có chất lượng tốt.
Huyện Cái Bè là địa phương có diện tích cây chanh thương phẩm lớn nhất ở tỉnh Tiền Giang với hơn 5.000 ha. Với mức giá bán chanh như hiện nay; người trồng cây chanh không có lãi, thậm chỉ bị thua lỗ.
Nguyên nhân chanh bị ế ẩm
Nguyên nhân trái chanh ở huyện Cái Bè bị ế ẩm là do gần đây dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại địa phương này. Nhiều khu vực tổ chức chốt chặn; không cho thương lái từ nơi khác vào nên rất khó giải quyết đầu ra nông sản nhất là trái chanh đang vào vụ thu hoạch rộ. Toàn huyện Cái Bè đã có hàng nghìn tấn chanh cần được giải cứu.
Ông Nguyễn Văn Giáp, chủ vườn chanh tại xã Hậu Mỹ Trinh cũng như nhiều nhà vườn khác; mong chính quyền và ngành chức năng có biện pháp hỗ trợ người dân trong khâu vận chuyển; để sớm giải quyết giải quyết đầu ra cho trái chanh đang bị tồn đọng ngày càng lớn.
“Người trồng chanh hiện nay đang rất lo lắng khi chanh giảm giá mạnh nhưng vẫn rất khó tiêu thụ. Ngay trong xóm hiện đang tồn đọng hàng trăm tấn chanh không tiêu thụ được; vì các chốt phòng dịch không cho người dân đưa chanh ra; thương lái càng không vào nhập được hàng. Trong khi đó, ở ngoài vùng dịch giá chanh vẫn cao như ở tỉnh Đồng Tháp; giá thu mua chanh vẫn ở mức 3.000 – 4.000 đồng/kg. Nếu không có phương án giải quyết nhiều người dân sẽ lâm vào cảnh trắng tay”, ông Giáp cho biết.
Giá nhiều loại trái cây cũng giảm mạnh
Ngoài khó khăn trên, trái cây giảm giá trong thời gian dài đặc biệt là xoài, bơ. Giá bơ trước đây trung bình khoảng 30.000 đồng/kg; nhưng trong vụ vừa qua có thời điểm xuống còn 6.000 đồng/kg. Nguyên nhân là cung vượt cầu, thiếu nhà máy chế biến sâu.
Giá dứa trước đây khoảng 10.000 đồng – 12.000 đồng/kg. Đến thời điểm hiện nay, giá xuống thấp còn khoảng 6.000 đồng/kg. Nguyên nhân là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; người dân hạn chế tiêu dùng, việc vận chuyển tiêu thụ khó khăn, cung vượt quá cầu.
Tại Trà Vinh, nhiều nông sản như bưởi, xoài, ổi, cá lóc, tôm thẻ… bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên rớt giá; tiêu thụ chậm hoặc bị tồn đọng khiến người sản xuất không có lời hoặc thua lỗ.
Tại Hà Tĩnh, các nông sản như lúa, ớt đến mùa thu hoạch nhưng thương lái không thu mua được, khiến giá ớt liên tục giảm.
Tại tỉnh Kon Tum, cà phê không tiêu thụ được ở thị trường nội địa; sản lượng giảm 80% so với mức trước khi dịch bệnh xảy ra. Mặt hàng này cũng không xuất khẩu được vì dịch bệnh. Sản lượng tiêu thụ cà phê bột, trà hòa tan tại thị trường trong nước giảm 80-85%.