
Sau đợt bùng phát COVID-19 lần thứ 4, hàng loạt công ty trong lĩnh vực giao thông vận tải “sống vật vờ” do ảnh hưởng nặng nề của dịch và đứng trước nguy cơ phá sản ngay trước mắt. Lúc này, đơn vị vận tải rất cần sự hỗ trợ kịp thời của cơ quan quản lý quốc gia và chính phủ để giải quyết khó khăn về tài chính, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. Và các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải hành khách đang gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 vẫn đang được chính phủ xem xét, triển khai. Đây được coi là “liều thuốc bổ” để cứu “cơ thể” của những doanh nghiệp đang “suy yếu nghiêm trọng” vì dịch bệnh đang ngày càng diễn biến phức tạp hơn.
Ngành đường sắt bị ảnh hưởng nặng bởi Covid-19
Mới đây, ngành đường sắt đã đề xuất được vay ưu đãi 800 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn duy trì hoạt động; trước những ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Vietnam Airlines cũng vừa được một số ngân hàng thương mại cho vay 4.000 tỷ đồng; những vẫn chưa thấm vào đâu so với số lỗ đang tăng lên mỗi ngày.
Dưới tác động của đại dịch COVID-19, trong 2 năm 2020 – 2021; Tổng công ty Đường sắt Việt Nam dự kiến lỗ hơn 2.200 tỷ đồng; bằng khoảng 70% vốn chủ sở hữu. Đây được đánh giá là khó khăn chưa từng có trong lịch sử sản xuất kinh doanh của ngành này. Vì vậy, đề xuất được vay 800 tỷ đồng là giải pháp cấp bách để đảm bảo dòng tiền lúc này.
“Chúng tôi đề xuất đây là gói vay chứ không phải cấp vốn và kỳ vọng có thể tiếp cận được gói vay không lãi suất. Vì nếu tiếp cận vốn vay của ngân hàng thì với tài chính hiện tại cũng sẽ rất khó khăn. Với các kịch bản của thị trường, khi thị trường hồi phục; trong 1 năm hoặc tối đa 2 năm có thể trả được khoản vay đó”; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Vũ Anh Minh cho hay.
Doanh thu của các DN vận tải đường bộ sụt giảm
Cũng không ngoại lệ, dịch COVID-19 đã khiến các doanh nghiệp vận tải đường bộ; sụt giảm khoảng 60% doanh thu trong năm 2020. Sang năm nay dự báo; các doanh nghiệp vận tải đường bộ sẽ còn khó khăn hơn khi vốn tích lũy đều đã mang ra để duy trì hoạt động.
Theo lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam; một trong những vấn đề khiến các doanh nghiệp vận tải lo lắng nhất là áp lực phải trả nợ sau 2 năm liên tiếp điêu đứng vì dịch bệnh.
“Nhiều doanh nghiệp đang ở trong tình trạng báo động do họ phải vay vốn ngân hàng; để mua sắm phương tiện cũng như trả lương cho đội ngũ nhân viên, lái xe. Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã báo cáo Bộ Giao thông Vận tải; để có giải pháp trong việc hỗ trợ đối với phí bảo trì đường bộ; cũng như các cơ chế chính sách có liên quan”; Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Phan Thị Thu Hiền cho biết.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp tại TP Hồ Chí Minh thời điểm này; đã khiến hầu hết các đường bay từ TP Hồ Chí Minh đến các địa phương trên cả nước; đã phải tạm dừng hoặc khai thác hạn chế 1 – 2 chuyến/ngày. Ngành đường sắt cũng chỉ còn duy trì 1 đôi tàu Thống nhất mỗi ngày. Các doanh nghiệp vận tải khách đường bộ cũng đã dừng hoạt động nhiều tuyến.
Những giải pháp “cứu nguy” cho các đơn vị kinh doanh vận tải như giảm thuế; phí hay lãi suất vốn vay đang ngày càng cấp bách.
Chuyển hướng để giảm lỗ
Ông Nguyễn Chính Nam, Trưởng ban Kế hoạch kinh doanh Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết; ngay từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện từ năm 2020; Tổng Công ty đã chủ trương chuyển đổi từ vận tải khách tập trung sang vận tải hàng hóa. Đến thời điểm hiện tại, mặc dù vẫn dự kiến lỗ; nhưng vận tải hàng hóa đang có sự tăng trưởng khá.
Cụ thể, kết quả 5 tháng đầu năm; sản lượng vận tải hàng hóa xếp đạt 2.422 nghìn tấn, bằng 126,9% so với cùng kỳ; doanh thu đạt 713,5 tỷ đồng, bằng 121,8% so với cùng kỳ.
“Tổng Công ty tiếp tục chủ động thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch; để duy trì chạy tàu hàng liên vận quốc tế, khai thông các nút thắt trong chính sách đường biên của Trung Quốc; và tích cực tìm kiếm nguồn hàng mới vận chuyển trong nước”; ông Nguyễn Chính Nam nói.
Hiện, Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội đang tập trung đẩy mạnh vận tải hàng hóa; khai thác đoàn tàu hàng chuyên tuyến; phát triển dịch vụ vận tải từ kho đến kho và dịch vụ vận chuyển hành lý; từ nhà đến nhà thông qua đặt hàng online trên mạng.
Xem thêm nhiều tin mới khác tại đây.