Sau khi bị “sốc” bởi làn sóng lây nhiễm không ngừng từ đại dịch Covid-19, nền kinh tế châu Âu đang dần khởi sắc. Tại châu lục này, các chương trình tiêm chủng đã được triển khai rộng rãi, và các hạn chế ra đường dần được nới lỏng. Ngày 17/5, lệnh giới nghiêm ở Ý được kéo dài đến 11 giờ đêm (trước 10 giờ tối), ngày 19/5, người dân Paris lần đầu tiên chính thức được phép đến những quán cà phê yêu thích của mình, sau 6 tháng trôi qua.
Đồng thời, theo số liệu công bố ngày 25/5, tâm lý hoạt động của các công ty Đức là lạc quan nhất trong hai năm qua. Điều này đã làm tăng đáng kể niềm tin vào nền kinh tế Châu Âu sẽ được nhanh chóng phục hồi trở lại. Tuy nhiên, để đạt được sự phục hồi toàn diện và lâu dài, liên minh EU vẫn còn một chặng đường dài phía trước phải vượt qua.
Kinh tế EU phục hồi trở lại
Theo dự báo mới nhất, kinh tế châu Âu sẽ phục hồi mức tăng trưởng 4,8% trong năm nay; và 4,5% trong năm 2022 thay vì mức 4,2% và 4,4% như dự báo cách đây 2 tháng.
Ông Paolo Gentiloni – Ủy viên Ủy ban châu Âu phụ trách vấn đề kinh tế cho biết: “Do các lệnh phong toả trong những tháng đầu năm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế thấp hơn dự kiến; chúng tôi nâng dự báo tăng trưởng năm nay thêm 0,6 điểm phần trăm. Đây là lần điều chỉnh tăng cao nhất chúng tôi thực hiện trong 10 năm qua”.
Theo đại diện Ủy ban châu Âu, sự phục hồi của ngành dịch vụ du lịch là động lực chính giúp kinh tế EU phục hồi sớm; đà tăng GDP thực tế của châu Âu sẽ trở lại mức trước đại dịch trong quý IV/2021.
Kinh tế phục hồi nhờ lệnh phong tỏa được nới lỏng
Sự hồi phục này nhờ các lệnh phong toả được nới lỏng khi 62% dân số ở độ tuổi trưởng thành được tiêm ít nhất 1 liều vaccine; người dân được sử dụng chứng chỉ xanh EU để đi du lịch.
“Để giữ được đà phục hồi, chúng ta cần duy trì chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; trong đó việc nới lỏng phong toả là quan trọng nhất. Tuy nhiên, sự lây lan của biến chủng Delta nhắc chúng ta vẫn chưa thoát khỏi đại dịch”; ông Paolo Gentiloni nói.
Dù đạt được sự phục hồi nhanh hơn dự kiến; tỷ lệ lạm phát đã lên mức 1,9% với khu vực đồng Euro; do tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào và chi phí năng lượng; hàng hóa tăng cao ảnh hưởng đến các ngành sản xuất.
Triển vọng phục hồi đồng đều giữa các nền kinh tế
Tại một cuộc họp hôm 21-22/5, các chuyên gia kinh tế thuộc tổ chức tư vấn Bruegel đã cảnh báo rằng; các Bộ trưởng Tài chính châu Âu có thể cần phải đi xa hơn.
Do nhiều chuyên gia dự báo cho rằng; vì EU sẽ không thể đạt mức sản lượng như thời điểm trước đại dịch cho đến năm 2022; một chương trình kích thích kinh tế bổ sung; sẽ giúp giải quyết tình trạng bất bình đẳng đã phát sinh trong đại dịch; chẳng hạn như gánh nặng gia tăng đối với thanh niên và những người ít học.
Tuy nhiên, phần lớn các chuyên gia vẫn nhận định rằng trong tương lai gần; triển vọng hội tụ giữa các nền kinh tế châu Âu sẽ còn hạn chế.
Mặc dù có sự hỗ trợ từ quỹ phục hồi song dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy; nền kinh tế Italy sẽ sụt giảm 0,1% trong giai đoạn các năm 2019-2023; còn nền kinh tế Tây Ban Nha sẽ tăng trưởng 1,9%. Trong khi đó, Pháp và Đức dự kiến sẽ tăng lần lượt 2,9% và 3,5%.
Điều này có nghĩa là nếu không có thêm sự hỗ trợ; các nền kinh tế vốn đã bị tụt hậu giai đoạn trước đại dịch; sẽ chứng kiến sự phục hồi của họ chậm lại.