
Theo thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN & PTNT), từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá lợn hơi tại 3 nơi liên tục giảm. Một phần nguyên nhân khiến giá heo giảm là do nguồn cung trở lại dồi dào và sức tiêu thụ chậm lại. Mặc dù các loại thực phẩm như thịt gia cầm, trứng, thủy sản… hiện đang ở mức thấp nhưng người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Ngoài ra, lượng thịt lợn nhập khẩu từ Việt Nam đang có xu hướng tăng lên đáng kể về số lượng. Trong tháng 1/2021, Việt Nam nhập khẩu 10.250 tấn thịt lợn tươi, lạnh và đông lạnh, trị giá 24,34 triệu USD, tăng lần lượt 322% và 401% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn cung tăng, giá lợn giảm
Theo Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2021; Việt Nam nhập khẩu khoảng 51.150 tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; trị giá gần 117 triệu USD, tăng 118% về lượng và tăng 112% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trung bình 1kg thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 4/2021 có giá hơn 2,2 USD/kg (chưa tính thuế phí); tương đương hơn 50.000 đồng/kg.
Trong báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp 6 tháng đầu năm nay của Bộ NN-PTNT cũng nêu rõ; đàn lợn tăng khoảng 11,6% và sản lượng thịt hơi đạt 2 triệu tấn, tăng 8,1%.
Nguồn cung từ nhập khẩu và trong nước tăng mạnh đẩy giá lợn hơi xuất chuồng xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua; thậm chí quay về mốc trước thời điểm mặt hàng này sốt giá (tháng 11/2019).
Ghi nhận giá lợn hơi sáng 6/7, xu hướng giảm vẫn xảy ra tại hầu khắp các địa phương. Cụ thể, tại miền Bắc ở các tỉnh Yên Bái, Nam Định, Thái Nguyên, Hà Nội, Hưng Yên… giá lợn hơi dao động trong khoảng 62.000-66.000 đồng/kg.
Ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên giá lợn giảm về mức 60.000-63.000 đồng/kg. Mức giá thấp nhất (57.000 đồng/kg lợn hơi) ghi nhận ở Đắk Lắk.
Giá thịt lợn giảm sâu
Trong khi đó, các tỉnh miền Nam như: Tiền Giang, Vũng Tàu, Hậu Giang, Bến Tre,… giá lợn hơi đang giảm mạnh; chỉ còn 56.000-58.000 đồng/kg.
So với thời điểm tháng 5/2020, thị trường ghi nhận giá thịt lợn hơi cao nhất lịch sử; vượt qua mốc 100.000 đồng/kg, thì giá mặt hàng này hiện đã giảm khoảng 35.000-45.000 đồng/kg.
Trước đà giảm giá sâu, trong khi thức ăn chăn nuôi lại tăng mạnh; đã đẩy người chăn nuôi vào cảnh khó khăn.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Bình – hộ chăn nuôi lợn ở Tam Dương (Vĩnh Phúc) thừa nhận; giá thức ăn chăn nuôi đang tăng dựng ngược. Theo tính toán, một con lợn nuôi đến lúc bán đạt trọng lượng 1,1 tạ; anh phải chi hết 3,6 triệu tiền cám, tiền giống (thời điểm tháng 3 năm nay) hết 2,6 triệu; khoảng 350.000 tiền điện, nước, nhân công,… Nếu bán với mức giá hiện tại, 62.000-63.000 đồng/kg thì gần như anh chỉ hòa gốc. Thế nhưng, giá lợn đang đà giảm sâu nên khả năng thua lỗ rất cao.
Ông Nguyễn Công Bắc, chủ trang trại lợn quy mô gần vạn con ở Sơn La, cho biết; với mức giá dao động trong khoang 62.000-65.000 đồng/kg như hiện nay, các trang trại chăn nuôi quy mô lớn như của ông vẫn có lãi nhẹ. Song, với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ phải mua con giống giá cao thì có thể bị thua lỗ.
Lý do giá thịt lợn giảm mạnh
Mặc dù nhu cầu của người tiêu dùng vẫn rất cao; nhưng đầu ra của người chăn nuôi không có. Lý do là thương lái tại các chợ đầu mối bị dương tính Covid-19 tương đối nhiều nên không có người thu mua; từ đó, giá cả liên tục giảm.
Với tình hình này, các trang trại, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ của tư nhân bị thiệt hại nặng nề nhất; vì không được bao tiêu đầu ra như các trại chăn nuôi gia công.
Trước kia, mỗi ngày, Đồng Nai cung cấp 5.000 – 7.000 con heo cho TP HCM. Số heo này được tiêu thụ chủ yếu qua chợ đầu mối Hóc Môn. Còn hiện tại, theo Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai; khi cả ba chợ đầu mối của TP HCM gồm Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức; đồng loạt tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch COVID-19; thì đến hôm nay lượng cung ứng chỉ còn khoảng 2.000 con.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự kiến giá heo hơi sẽ phục hồi trở lại trong quý III/2021; nhờ dịch bệnh được kiểm soát thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ.