Theo Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, việc các công ty bố trí công nhân ở lại công ty để sản xuất, phòng chống dịch bệnh là một cách hay và an toàn lại hiệu quả. Tuy nhiên, các công ty khi thực hiện việc này phải đảm bảo cung cấp cho người lao động những trang thiết bị tiện nghi cần thiết, đồng thời phải đăng ký với chính quyền địa phương về số lượng người ở lại, thời gian lưu trú dự kiến và sức khỏe của người lao động và bảo hiểm y tế đầy đủ cho những công nhân lưu trú tại công ty.
Doanh nghiệp Bình Dương tạo điều kiện cho công nhân lưu trú tại công ty
Bình Dương là một trong những địa phương có diễn biến dịch COVID-19 “nóng” nhất trên cả nước. Vấn đề chống dịch tại Bình Dương càng cấp thiết hơn khi đây là một trung tâm sản xuất công nghiệp; quy tụ hơn 40 khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Áp lực vừa chống dịch nhưng phải chống cả đứt gãy chuỗi sản xuất trở thành thách thức rất lớn với chính quyền tỉnh.
Công ty TNHH Finecs Việt Nam cho biết, đang tiến hành khảo sát các vị trí thích hợp trong nhà máy; để làm nơi ở lại cho công nhân chuẩn bị cho tình huống xấu nhất xảy ra. Đơn vị cũng đã lên danh sách, xác định được số 40% nhân lực hiện có là nhân sự chủ chốt. Sẵn sàng túc trực 24/7 tại nhà máy trong trường hợp buộc phải cô lập với bên ngoài; vì dịch nhưng cùng lúc không để chuỗi sản xuất bị đứt gãy.
Ông Ishida Shinichi – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Finecs Việt Nam cho biết: “Số lượng nhân sự chủ chốt ở lại nhà máy đủ sức để đảm bảo chất lượng gia công hàng hóa. Ngoài ra, chúng tôi cũng bố trí một số nhân sự đặc biệt ở vòng ngoài; để hỗ trợ những vấn đề liên quan đến kết nối với các đối tác; điều tiết hàng xuất theo đúng tiến độ. Việc đàm phán lại thời gian giao với bạn hàng cũng đang được tiến hành để phù hợp hơn với tình hình hiện tại”.
Ảnh hưởng dịch đến các nhà máy, xí nghiệp Bình Dương
Hiện tại Bình Dương đã chạm mốc 1.000 ca nhiễm COVID-19. 40 công ty; xí nghiệp có dịch ảnh hưởng đến 360 nhà máy. Điểm đặc thù là địa phương có nhiều khu nhà trọ công nhân đan xen với nhà máy; ở trong và ngoài khu công nghiệp. Do đó, cho công nhân lưu trú tại chỗ làm đang là giải pháp trọng yếu. Đến nay đã có 7.000 công nhân của gần 50 nhà máy được tổ chức ở lại nơi làm việc.
Theo Ban Quản lý Khu công nghiệp Bình Dương; đến nay đã tổ chức tập huấn trực tuyến cho 1.200 lượt doanh nghiệp để làm công tác tự lấy mẫu. Nhờ vậy, nhiều doanh nghiệp đã đạt tỷ lệ xét nghiệm 100% nhân sự công ty; so với tỷ lệ yêu cầu của ngành y tế là 20%.
Đại diện Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đánh giá; chuỗi sản xuất tại các doanh nghiệp hiện vẫn bình thường, chưa bị ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên. việc duy trì được sẽ phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả các giải pháp đang triển khai; với tinh thần không thể chủ quan.
Tạo khu vui chơi cho công nhân trong nhà máy
Đi tiên phong trong việc này tại Bình Dương là Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam (TX.Tân Uyên). Đã 1 tuần nay, gần 500 công nhân đã ăn ở tại công ty. Công nhân ở đây còn cải tạo những khoảng đất trống trong nhà máy để làm sân bóng chuyền,;bóng bàn, cầu lông để luyện tập thể dục – thể thao tăng cường sức khỏe.
Công ty phối hợp với ngành y tế tổ chức xét nghiệm Covid-19 cho toàn bộ công nhân; để bảo đảm không đưa mầm bệnh vào nhà máy. Cùng với đó, công ty yêu cầu vật tư phải đi qua thang trượt ở cổng và khử trùng trước khi đến tay người nhận.
Bên cạnh miễn phí 3 bữa chính và 2 bữa phụ; mỗi NLĐ còn được công ty hỗ trợ 150.000 đồng/ ngày. Khu nội trú có nội quy rất nghiêm, yêu cầu công nhân phải tuân thủ để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh. Công ty còn mua sắm các dụng cụ thể thao cho công nhân vui chơi khi chiều đến; sắm dụng cụ cắt tóc cho những người có nhu cầu. Công ty còn trang bị Wifi tại khu nội trú để công nhân tiện liên lạc; cập nhật thông tin, sinh hoạt cá nhân.
Xem thêm nhiều thông tin kinh tế khác tại đây.