Tôn là vật liệu phổ biến để lợp mái cho mội ngôi nhà. Phân biệt tôn là kỹ năng quan trọng mà chủ nhà cần nắm để chọn đúng được loại tôn phù hợp với mình. Tuy nhiên, trên thị trường có quá nhiều loại tôn với những mẫu mã và công dụng khác nhau. Bài viết này của zbsxys sẽ giúp mọi người tìm hiểu về tôn và công dụng của từng loại. Từ đó rút ra được những kinh nghiệm chọn tôn lợp mái phù hợp cho ngôi nhà của bạn.
Tôn lợp mái là gì?
Mái tôn hay tôn lợp mái hay (tole) là một loại vật liệu xây dựng. Thường được sử dụng để lợp mái nhà. Giúp bảo vệ công trình, nhà ở khỏi những yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài. Như nắng, mưa gió, bão… Đây là một trong những loại vật liệu phổ biến nhất. Trong các công trình xây dựng hiện nay.
Trên thị trường hiện có rất nhiều các loại tôn lợp mái. Với mẫu mã đa dạng và phong phú với nhiều ưu điểm mới. Phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Mái tôn có thể được sản xuất từ nhiều vật liệu khác nhau. Nên cũng có giá cả chênh lệch nhau. Khi chọn mái tôn còn dựa vào một vài tiêu chí. Bao gồm chi phí, tính thẩm mỹ, độ bền và nhu cầu sử dụng. Tôn là hợp kim của thép với 1 vài thành phân khác như Kẽm, Nhôm, Silic… Tôn được phân ra làm nhiều loại như Tôn Lạnh, Tôn Kẽm, Tôn Cách Nhiệt, Tôn Lợp Giả Ngói, Tôn Cán Sóng…
Diện tích tôn để lợp mái tính như thế nào?
Có 2 cách tính diện tích tôn lợp mái phổ biến nhất từ các chuyên gian ngành xây dựng.
Thứ nhất là tính diện tích mái tôn bề mặt: Cách này cần phải xác định chiều cao và diện tích mặt sàn ngôi nhà của bạn. Sau đó dựng chiều cao của mái xuống sàn nhà để có thể biết thêm thông tin về chiều rộng. Đo từ đỉnh kéo xuống ta biết dược thêm chiều cao của kèo thép. Áp dụng công thức tính cạnh huyền trong tam giác vuông để tìm được độ dốc.
Công thức: (chiều dốc mái tôn x 2) x chiều dài mặt sàn = diện tích bề mặt mái tôn.
Cách thứ hai là tính vật liệu làm dốc mái tôn: Cách này dựa trên số liệu về diện tích bề mặt mái tôn. Cách này thường không có quy tắc chuẩn nhất định vì nó linh hoạt theo từng loại tôn.
Có những loại tôn lợp mái nào?
Tôn giả ngói giảm được động lực
Loại tôn này thường phù hợp với kiểu nhà có kiến trúc giống biệt thự hay những công trình có độ dốc mái cao. Nó khá nhẹ nên có thể giảm được động lực khi lợp lên mái thay vì việc lợp các miếng gạch ngói lên.
Tôn giả ngói khá đa dạng màu sắc, độ dày linh hoạt nên mang đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Các miếng tôn được gắn kết lại với nhau bởi các ốc vít chắc chắn mà không sợ bị lật tung hay thổi bay. Ngoài ra nó cũng có chi phí rẻ hơn khá nhiều so với ngói lợp truyền thống.
Tôn lạnh chống ăn mòn tốt
Thành phần chính của loại tôn này là 55% nhôm, 43,5% kẽm, 1,5% silicon. Loại này có khả năng chịu đựng thời tiết có nhiệt độ cao, khả năng chống ăn mòn tốt. Nó cũng giúp cho ngôi nhà mát và dễ chịu hơn. Loại tôn này có giá thành khá phù hợp và phù hợp với những công trình có yêu cầu không quá cao về độ chống nóng, cách nhiệt, cách âm.
Tôn cách âm, cách nhiệt, chống nóng, chống cháy
Loại tôn này có cấu tạo 3 lớp: tôn + PU + PP/PVC. Lớp tôn có tác dụng tạo tính thẩm mỹ, bảo vệ độ bóng của tôn và giúp tôn luôn luôn tươi mới. Công trình lợp mái sử dụng tôn chống nóng. Lớp PU có nhiệm vụ khá quan trọng bởi chính lớp này sẽ giúp cách âm, cách nhiệt, chống nóng, chống cháy. Lớp PVC là lớp trong cùng có tác dụng gia cố chắc chắn cho tôn chống nóng và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Tôn cách nhiệt được đánh giá là loại tôn lợp mái phổ biến và phù hợp nhất với địa hình, khí hậu Việt Nam hiện nay. Khả năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy cho các công trình từ dân dụng đến nhà xưởng rộng lớn. Vừa đảm bảo tính thẩm mĩ vừa tiết kiệm điện năng mang lại giá trị kinh tế cao.
Hơn thế nữa, tôn xốp PU còn thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và có độ bền cao. Giá thành phải chăng, rất ít phải sửa chữa, bảo dưỡng hay thay thế nên phù hợp với túi tiền của hầu hết người dùng tại Việt Nam.
Tôn cán sóng mang lại tính thẩm mỹ
Tôn cán sóng có cấu tạo không cầu kì như các loại tôn trên, nó được mạ kẽm và sơn một lớp sơn phủ mang lại tính thẩm mỹ cho mái nhà. Tôn cán sóng phù hợp lợp mái cho những công trình đơn giản
Loại này rất đa dạng về mẫu mã, nó bao gồm các loại tôn 5 sóng, 9 sóng, 11 sóng giúp khách hàng lựa chọn theo nhu cầu. Loại tôn này phù hợp lợp mái cho những công trình nhà tạm hoặc những công trình yêu cầu chất lượng từ mái không cao. Nó có ưu điểm là rẻ, độ bền cao và rất dễ vận chuyển, lắp đặt.
Tôn mạ kẽm thuận tiện trong vận chuyển
Đây cũng là loại tôn lợp mái khá phổ biến với người sử dụng. Loại tôn này được phủ một lớp kẽm bên ngoài. Nó khá đơn giản, thuận tiện trong vận chuyển, lắp đặt vì khá nhẹ. Tôn mạ kẽm có khả năng chống gỉ, độ bền cao, giá thành rẻ. Việc lựa chọn loại tôn nào làm vật liệu lợp mái sẽ phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích sử dụng, túi tiền của khách hàng.