Khi tình hình biến đổi khí hậu ngày một nghiêm trọng trên khắp thế giới. Các cơn bão lũ cường độ càng cao. Băng tan ở 2 cực làm cho mực nước biển dâng cao. Nước biển đang lấn dần vào đất liền. Nhu cầu nhà chống lũ đang là nhu cầu thiết thực cho người dân các khu vực này. Không chỉ vậy một số hòn đảo du lịch cũng cần đến những kiểu nhà này để tiếp tục đón du khách. Có rất nhiều mô hình nhà để tham khảo. Việc lựa chọn cần dựa trên những điều kiện khách quan và chủ quan. Để hiệu quả sử dụng đạt mức cao nhất bảo vệ an toàn cho tính mạng và tài sản.
Nhà chống lũ nhu cầu thiết thực
Chứng kiến “khúc ruột miền Trung” oằn mình gánh chịu mưa lũ. Khiến nhiều người không khỏi trăn trở việc làm sao xây nhà chống ngập. Giúp người dân an toàn hơn khi “chung sống” với thiên tai. Thực tế, đã có không ít thiết kế nhà chống lũ được triển khai, từ đơn giản, giá rẻ cho đến những mô hình hiện đại, sáng tạo đột phá.
Ở vùng thường xuyên phải đối chọi với thiên tai, nhiều hộ dân đang sống trong những ngôi nhà một tầng đơn sơ. Khi nước lũ dâng có thể bị ngập lên tới mái. Gây nguy hại đến tài sản thậm chí tính mạng con người. Đó là chưa kể nhà ở trải qua ngập úng liên tiếp rất dễ bị ẩm mốc, mối mọt hay xói mòn. Đòi hỏi chi phí tu sửa và cải tạo không nhỏ. Khi đó, một ngôi nhà chắc chắn, chống ngập tuy không thể bảo vệ người dân hoàn toàn khỏi những trận lũ lụt. Nhưng sẽ giúp họ phần nào trong việc giảm thiểu mức độ thiệt hại do thiên tai.
Đúng như tên gọi, nhà chống lũ hay nhà chống ngập là những mô hình được thiết kế và xây dựng để thích ứng với mưa lũ. Làm giảm bớt những tác động tiêu cực từ thiên tai đến đời sống người dân. Tại Việt Nam, nhà chống ngập không chỉ là một trong những giải pháp thích nghi hoàn cảnh cho bà con vùng rốn lũ miền Trung. Mà còn có thể xây dựng tại vùng ngập lũ miền Tây trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Nước biển dâng ngày càng nghiêm trọng.
Tham khảo những mô hình nhà chống lũ phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới
Thi công nhà nổi chống ngập
Vốn được xây dựng ở ven biển làm nơi nghỉ ngơi và câu cá cho ngư dân. Nhà nổi hiện còn được xây dựng tại đất liền. Giúp người dân khắc phục phần nào tình trạng ngập lụt mùa mưa lũ. Đầu năm 2019, mô hình nhà nổi của sinh viên Nguyễn Minh Hoàng (ĐH Xây dựng miền Tây) đã gây tiếng vang lớn. Nhờ thiết kế độc đáo, tuy xây trên cạn nhưng gặp khi nước lũ nhà sẽ nương theo mực nước mà nổi lên.
Với chi phí chỉ 250-300 triệu đồng, căn nhà nổi này được xây dựng bằng khung thép lắp ráp. Vách bao che bằng panel với độ bền và tuổi thọ cao. Mô hình này được xem là một giải pháp thiết thực, giá cả phải chăng. Cho người dân vùng lũ miền Tây trước tình trạng mưa lũ, nước biển dâng ngày càng nghiêm trọng.
Nhà chống lũ với các trụ chống bằng bê tông cho các khu vực dễ ngập sâu
Những ngôi nhà với thiết kế độc đáo, chống ngập lụt này được xây dựng khá phổ biến trên thế giới. Đặc biệt là Nhật Bản. Với độ cao lý tưởng cùng sự kiên cố của các cột chống. Đây được xem là thiết kế phù hợp cho những ngôi nhà nằm trong khu vực dễ bị ngập sâu khi lũ dâng.
Sử dụng nhà container
Với hệ thống khung xương container được xử lý chống thấm, chống nước, chống nhiệt và cách âm… Nhà container cũng là một mô hình được nghiên cứu để ứng dụng tại những khu vực thường xuyên xảy ra mưa lũ. Tại Bangladesh, nhiều công trình đã được tạo nên từ container bỏ hoang, gỗ pallet và săm xe. Với khả năng chống nước và nổi lên trong trường hợp xảy ra ngập lụt. Mô hình này được tận dụng hiệu quả trong việc phục vụ cứu trợ khẩn cấp trong mưa lũ.
Nhà trái bóng Barier chống lũ và động đất
Nhà trái bóng được thiết kế bởi các kiến trúc sư người Nhật Bản. Với 32 bề mặt tường góc cạnh (làm bằng vật liệu cách nhiệt). Cùng phần bệ đỡ giữ thăng bằng với cấu trúc chắc chắn. Trên tổng diện tích 48m2 cho một hộ gia đình. Nhà “Barier” có khả năng chống chịu động đất và trở thành chiếc tàu cứu hộ trong trường hợp mưa lũ.
Nhà có gác
Nhà có gác gồm 4 loại chính: Nhà hai gác dành cho người ở, nhà hai gác có chỗ trú cho gia súc, nhà ba gian có gác xép, nhà ống có gác xép.
Nhà hai gác chỉ dành cho người ở áp dụng cho các vùng trũng thấp, có lũ từ 1,3-3,0m. Nhà xây dựng trên cơ sở thiết kế với cấu trúc móng trụ, khung dầm, sàn bê tông và tường xây gạch nung. Độ cao gác/sàn tầng thường cao hơn mức ngập tối thiểu 2,85m.
Nhà hai gác có chỗ cho gia súc
Mô hình Nhà hai gác có chỗ cho gia súc. Có cầu thang phía ngoài cho người và gia súc di chuyển lên tầng trên khi có lũ. Độ cao tầng hai được tính toán vượt trên mức đỉnh lũ lịch sử của khu vực. Để đảm bảo cho người dân và gia súc có thể lưu trú trong thời gian ngâm lũ.
Sử dụng phần chiếu nghỉ trước khi lên sàn làm nơi cho gia súc, gia cầm tránh lũ. Thiết kế bản thang rộng 1,2m – 1,5m. Bậc cầu thang có độ cao 10cm – 12cm đảm bảo cho trâu, bò, dê dễ dàng di chuyển lên trên. Phần chiếu nghỉ này có thể căng bạt hoặc lợp mái che mưa và đảm bảo diện tích đủ cho trâu, bò, dê trú ngụ.
Mô hình nhà có cầu thang ngoài còn có tác dụng khi nhà bị lũ ngập. Việc di chuyển, sinh hoạt, cứu trợ của người dân và lực lượng cứu hộ bằng thuyền sẽ cập mạn cầu thang ngoài để vào nhà thuận lợi. Toàn bộ gian phía sau để chứa cỏ, rơm, và nông sản; gian trước dành cho người.
Nhà ba gian có gác xép
Nhà 3 gian có gác xép, trong đó 1 gian lồi bằng với phần hiên nhà. Ba gian được bố trí công năng sử dụng như ba gian truyền thống. Bếp và công trình phụ xây dựng thêm tùy nhu cầu và điều kiện của chủ nhà. Gian dưới sàn gác bê tông cốt thép là nơi tránh bão an toàn cho người và tài sản. Gác là nơi người dân trú và bão quản tài sản khi có bão, lũ dâng cao.
Nhà ống có gác xép
Nhà ống có gác xép, người dân lưu trú ở gác xếp trong thời gian có bão hoặc lũ ngâm. Độ cao gác xếp được tính toán phù hợp luôn cao hơn đỉnh lũ lịch sử của khu vực. Khi thiết kế nhà ống có gác xép có thể đổ sàn bê tông truyền thống. Hoặc các vật liệu xây dựng mới có tính kháng nước. Độ cao của gác xép tối thiểu 2,1m.
Tùy theo địa bàn để chú trọng các yếu tố kĩ thuật ưu tiên cho vùng bão, lũ thấp hoặc vùng lũ chịu tác động bởi bão suy yếu. Cửa thoát hiểm của gác xép tránh lũ vô cùng quan trọng. Trong trường hợp lũ vượt mức lịch sử, vượt qua cả sàn gác. Thì cửa thoát hiểm là nơi tiếp cận của các phương tiện cứu trợ.
Một số giải pháp xây dựng chống ngập lụt cho nhà ở
Sử dụng những vật liệu bền và chịu được độ ẩm cao
Trong một số trường hợp, nước lũ có thể khiến kết cấu ngôi nhà bị sập. Tường móng dịch chuyển gây nguy hiểm đến tài sản và tính mạng con người. Vì vậy, việc xây nhà chống lũ từ những vật liệu bền bỉ và có thể chịu được độ ẩm cao. Như bê tông, xốp cách nhiệt, gạch tráng men, keo chịu nước… là giải pháp nhà chống lũ lụt hiệu quả.
Xây cao cấu trúc nhà trên mực nước đỉnh lũ
Bằng cách nâng cao công trình nhà chống lũ trên cột hoặc thiết kế theo kiểu nhà sàn. Đây là một trong những giải pháp giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại. Nếu mưa lũ xảy đến. Để xác định cao độ cần thiết nâng công trình, kiến trúc sư cần xem xét và đánh giá lịch sử khí hậu, lũ lụt của khu vực xây dựng công trình. Tham khảo những thông tin trên mạng hoặc từ người dân địa phương. Để có thể tính toán và đưa ra những giải pháp phù hợp.
Sử dụng các loại rào chắn nước như bãi cỏ
Thiết kế bãi cỏ xanh trước nhà (nghiêng ra ngoài) vừa giúp cảnh quan ngôi nhà thêm đẹp. Vừa giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ có thể gây ra. Nước mưa sẽ từ bãi cỏ chảy ra các rãnh nước. Thay vì đọng lại xung quanh ngôi nhà gây ngập lụt. Nếu nhà có sân vườn thì người dân nên cày đất lên để tạo độ tơi xốp, tăng khả năng thấm nước.
Cân nhắc lựa chọn sơn và đồ lát sàn có khả năng kháng nước cao
Là một trong những phần bị tác động và chịu hỏng hóc nhiều nhất khi nhà bị ngập lụt. Nên lớp sàn nên chọn loại làm từ gạch, sàn đá, sàn vinyl. Sàn gỗ sẽ dễ bị tổn hại hơn nhưng nếu vẫn muốn chọn loại sàn này. Bạn nên sử dụng ván gỗ công nghiệp. Lưu ý bôi keo chống nước tại các mối nối sao cho kín kẽ, mép gỗ không bị hở.
Qua bài viết trên đây chúng ta đã tìm hiểu về một số mô hình nhà chống lũ. Cũng như những lưu ý khi xây dựng nhà ở để tránh rơi vào tình trạng ngập lụt. Tất nhiên, việc có thể ứng dụng và phát huy tối đa công năng của những mô hình nhà ở này trong thực tế hay không? Còn tùy thuộc vào vị trí địa lý, tình hình thời tiết, khí hậu của từng quốc gia, vùng miền. Ngoài ra còn phải tính đến điều kiện tài chính của mỗi cá nhân/gia đình…