Khi bắt đầu vào sữa chữa căn nhà của mình, bạn cần nắm rõ những quy định cần thiết. Trong xây dựng nếu bạn không nắm rõ các quy định xây dựng và sửa chữa. Thì việc bị đình chỉ thi công rất dễ xảy ra. Khi bắt đầu sửa chữa một ngôi nhà, bạn hãy xác định rõ việc bạn có thay đổi kết cấu chịu lực của căn nhà hay không. Nếu có thì bạn phải xin giấy phép sửa chữa trước 1 tháng để đảm bảo tiến độ. Còn nếu không thì bạn cũng phải nộp giấy thông báo sửa chữa lên phường, xã…
Những quy định về cải tạo sửa chữa nhà bạn nên biết
Theo quy định khi bạn sửa nhà bao gồm các hạng mục nâng tầng, tăng diện tích xây dựng, thay đổi kết cấu công trình thì bạn phải xin giấy phép sửa chữa nhà, hồ sơ xin phép sửa chữa nhà và cả hồ sơ kiểm định móng.Hồ sơ xin phép sửa chữa nhà gồm: Sổ đỏ, CMND, Những bức ản hiện trạng thực tại những chỗ bị xuống cấp.
Điều kiện để bạn xin được giấy phép sửa chữa nhà
Khi xin giấy phép sửa chữa nhà bạn phải đáp ứng các quy định về điệu kiện xin giấy phép sửa chữa sau:
+ Việc cải tạo sửa chữa nhà phải phù hợp với mục đích sử dụng đất. Theo quy hoạch của cơ quan có thẩm quyền ban hành.
+ Việc cải tạo sửa chữa phải đảm bảo an toàn các yếu tố: phòng chống cháy nổ; an toàn về giao thông, an toàn hạ tầng công trình kỹ thuật….
Trường hợp sửa nhà cần xin cấp phép theo đúng quy định
Thứ nhất: Sửa nhà có thay đổi kết cấu chịu lực
Việc sửa nhà có làm thay đổi kết cấu chịu lực của căn nhà là việc sửa chữa này có làm thay đổi kết cấu hệ khung sườn của ngôi nhà như: Đúc thêm cầu thang hoặc đập cầu thang xương cá cũ để đúc cầu thang mới dạng bản; đúc thêm các cột; đúc thêm sàn; nâng thêm tầng; đúc thêm ô văng, sê nô, máng sối bê tông bằng cốt thép; gia cố lại móng, xử lý nghiêng nhà, lún nhà.
Thứ hai: Sửa nhà nhưng không làm thay đổi kết cấu chịu lực
Việc sửa nhà không làm thay đổi kết cấu chịu lực của căn nhà là việc sữa chữa không thay đổi kết cấu hệ ngôi nhà như: Xây ngăn phòng, xây lại hộp gen; đập nhà vệ sinh cũ, xây nhà vệ sinh mới; nâng nền, ốp lát gạch lại, lăn sơn nước; thay đổi hệ thống ống nước, thay mới, sữa chữa hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng; đóng thạch cao trần, đóng thạch cao ngăn phòng; lắp vách nhôm kính, vách kính, thay mái tôn bị dột; thay tôn mới, ngói mới, thay chân bồn nước; lắp đặt máy nước nóng năng lượng mặt trời; dán giấy dán tường, trang trí nội thất, trang trí ngoại thất,….
Bạn cần phải xin phép khi sửa chữa nhà trong trường hợp sau: Trong trường hợp ngôi nhà của bạn xuống cấp quá trầm trọng. Hơn nữa, diện tích nhà lại quá nhỏ không đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Bạn muốn cơi nới, làm thay đổi quy mô, kết cấu của ngôi nhà. Trong trường hợp này bạn bắt buộc phải xin giấy phép sửa chữa. Đồng thời phải chuẩn bị hồ sơ kiểm định móng trước khi tiến hành thi công. Để được cấp phép sửa chữa, cải tạo nhà bạn cần phải làm hồ sơ và trình lên các cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép.