Ngày nay, quy trình xây dựng nhà ở, nhà cao tầng phát triển rất mạnh mẽ. Vậy bạn có biết trong kết cấu xây dựng của mỗi công trình thì phần quan trọng nhất là gì không? Phần móng nhà được cho là quan trọng nhất trong mỗi căn nhà. Nếu lựa chọn móng nhà không đúng, rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng nhà bị lún, sạt, nứt hoặc nghiêm trọng hơn có thể nghiêng, đổ sập. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ mang đến cho bạn đọc những phương pháp lựa chọn móng cho ngôi nhà của mình.
Móng nhà là gì?
Móng nhà hay móng nền là phần kết cấu kỹ thuật được xây dựng nằm dưới cùng của mỗi công trình. Nó đảm nhiệm chức năng chống đỡ trực tiếp tải trọng, đảm bảo sự chắc chắn và an toàn cho công trình.
Móng công trình có nhiều loại: móng đơn, móng bè, móng băng hay móng cọc. Tuỳ thuộc vào tải trọng, chiều cao của công trình bên trên và tính chất các tầng đất của công trình mà kỹ sư sẽ quyết định, tính toán và lựa chọn móng nhà phù hợp và an toàn. Đối với những công trình nhà ở nhỏ và thấp tầng như nhà phố hay biệt thự thì phần nền móng cũng không quá phức tạp ngoại trừ công trình nằm trên những khu đất quá “mềm”
Nền móng là gì?
Đây là phần đất nằm bên dưới đáy móng. Nền đất sẽ chịu phần lớn hoặc toàn bộ tải trọng của công trình đè xuống. Nền móng có chắc và ổn định thì công trình mới bền vững và kiên cố lâu dài.
Phương pháp lựa chọn móng cho ngôi nhà
Trường hợp nền là lớp đất tốt
Nếu tải trọng dưới chân cột không lớn ta có thê dùng móng đơn dưới cột. Nếu tải trọng lớn thì móng đơn không đảm bảo điều kiện chịu lực hay biến dạng quá mức thì ta có thể dung móng băng một phương, hai phương hoặc móng bè dưới khung nhà.
Trường hợp nền có lớp trên là đất tốt, lớp dưới là đất yếu
Khi lớp đất tốt trên mỏng (≤ 1,5m): coi như toàn bộ là nền yếu. Với trường hợp này cần phải có những biện pháp gia cố nền phù hợp với quy mô công trình
Khi lớp đất yếu có chiều dày thay đổi
Dùng móng băng có cọc ở vùng đất yếu có chiều dày lớn.
Dùng móng băng có chiều dày thay đổi, tức là phần đất yếu dày hơn thì mặt móng sâu hơn.
Dùng móng băng không cùng cao trình, đặt trong vùng đất tốt.
Những biện pháp gia cố móng
Xử lý bằng cọc khoan nhồi
Đối với những công trình có quy mô vừa nhưng có tầm quang trọng và những công trình có quy mô lớn thì biện pháp gia cố nền này là tối ưu nhất. Đối với các công trình nhà phố hay biệt thự thì hiếm khi dung biện pháp gia cố nền bằng cọc khoan nhồi vì chí phí khá cao.
Ưu Điểm
Thiết bị thi công nhỏ gọn nên có thể thi công trong điều kiện xây dựng chật hẹp. Không gây ảnh hưởng đối với phần nền móng và kết cấu của các công trình kế cận.
Sử dụng tốt cho trường hợp lớp đất tốt xen kẹp bên trên lớp đất xấu mà không thể đóng hoặc ép cọc BTCT thông thường.
Dễ thi công móng & đà kiềng, khối lượng bêtông và cốt thép ít, đào đắp đất ít, không ảnh hưởng nhà bên cạnh hoặc ngược lại.
Không đào nền để làm móng, giữ nguyên sự ổn định của đất nền.
Tính bền vững và ổn định của công trình rất cao, không bị ảnh hưởng khi nhà liền kề đào móng xây dựng, không bị nghiêng lún.
Phạm vi ưng dụng
- Các công trình nhà cao tầng xây chen trong thành phố.
- Gia cố nền cho các công trình sửa chữa, cải tạo, nâng tầng.
- Các công trình có mặt bằng thi công chật hẹp (không thể đưa các thiết bị thông thường vào thi công).
- Các công trình có yêu cầu về bảo đảm an toàn cho các công trình lân cận, cần tránh xảy ra tranh chấp, đền bù hư hỏng trong quá trình xây dựng.
- Các công trình cầu, móng hàng rào, tường bao cho tầng hầm, công trình trên bờ sông…
Nhược Điểm
Nhiều công đoạn thi công và giám sát
Công nghệ phức tạp, tốn nhiều công đoạn, đòi hỏi bên thi công phải có chuyên môn và kinh nghiệm thi công cọc khoan nhồi.
Chi phí thi công cao
Mặt bằng thi công sình lầy do dung dịch sét.
Khi lớp đất tốt trên không dày lắm (1,5-3m): chỉ nên xây nhà đến 2 tầng (dùng móng bè). Nếu muốn xây nhà > 2 tầng thì xử lý như nền đất yếu phía dưới
Xử lý nền bằng cừ tràm
Ưu Điểm
Ở một số khu vực có thế đất tốt như quận Tân Bình, quận 1, quận 10, quận Gò Vấp…, với nhu cầu xây nhà giá rẻhoặc giá tầm trung có tải trọng công trình không lớn lắm có thể chọn giải pháp móng đơn hay móng băng. Cừ tràm phải đóng xuống dưới mực nước ngầm, cừ ngâm trong nước mới vững bền.
Cừ tràm 8 – 10 cm là loại cừ thông dụng nhất, được sử dụng trong xây dưng làm móng nhà ở nhiều vì vì đăt chụi tải tốt và giá cả hợp lý, phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau. Mật độ đóng 25 cọc/m2
Nhược Điểm
Về độ sâu của móng cừ tràm, nhiều người có thói quen đặt đầu cừ tràm là phải đặt nằm dưới mực nước ngầm thấp nhất. Ðiều này dẫn đến việc phải đặt đáy móng quá sâu, gây bất lợi cho thi công, nhất là vào mùa mưa.
Các tài liệu địa chất cho thấy: ở vị trí cao hơn mạch nước ngầm; đất khi đó vẫn ẩm ướt; độ bão hòa cao; do đó đủ độ ẩm để đầu cừ tràm không bị khô và sẽ không bị mục. Vì vậy, tùy theo chất lượng đất bên trên mực nước ngầm; có thể chọn đầu cừ tràm cao hơn mực nước ngầm; miễn sao là đầu cừ luôn ẩm ướt. Ở đất sét, nước mao dẫn có thể lên đến 5 – 6m.
Khi dùng cừ tràm thì phải đào sâu 1,8 – 2,2m nên dễ ảnh hưởng đến các công trình lân cận; chỉ sử dụng cho công trình thấp tầng, cần tải trọng không cao