Trong xây dựng hiện nay có rất nhiều nguyên vật liệu. Một trong những nguyên vật liệu tự nhiên và phổ biến nhất hiện nay được rất nhiều nơi tận dụng là đá hộc. Đá hộc thuộc dòng đá khai thác tự nhiên, được sử dụng rất phổ biến trong công trình xây dựng như: móng đá hộc xây nhà, xây tường bằng đá, xây bờ kè, xây đập… So với các loại đá nhân tạo khác thì loại đá này mang lại hiệu quả cao về mặt thẩm mĩ, sức chịu lực và tuổi thọ lớn. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều ứng dụng của loại đá hộc này.
Đá hộc là gì?
Đá hộc là loại đá tự nhiên được khai thác từ các mỏ đá lớn và được chẻ nhỏ theo nhiều cách khác nhau. Đá có đường kính từ 10 – 40cm, kích thước và hình dạng các viên đá không đồng đều. Loại đá này rất chắc chắn và có màu xanh sẫm.
Ưu điểm
– Bản chất của đá hộc là đá tự nhiên nên có cường độ nén và sức chịu lực cao
– Độ bền cao trong mọi môi trường sử dụng. Tuổi thọ có thể lên tới hàng nghìn năm, bất chấp tác động của môi trường bên ngoài
– Với độ rắn chắc cao thì khả năng chống thấm nước là rất tốt. Ngoài ra còn chống va mòn nên phù hợp với các công trình giao thông thủy lợi
– Có hình dáng , kích thước vô cùng độc đáo, có tính thẩm mỹ khá cao
– Khai thác chế biến không phức tạp, thi công dễ.
Nhược điểm
Kích thước và hình dáng của các viên đá hộc là khác nhau. Nên trong quá trình thi công sẽ tạo ra các khoảng trống trong móng, tường nhà. Như vậy sẽ phải tốn nhiều vữa để lấp đầy các khoảng trống đó.
Móng đá hộc là gì?
Móng đá hộc là loại thi công xây dựng phổ biến dùng trong nhà cấp 4, nhà dân dụng thấp tầng – nhất là ở nơi có nhiều đá
Tuỳ theo tải trọng truyền xuống móng lớn hay nhỏ, đất khỏe hay yếu mà có thể cấu tạo.
Do kích thước của đá lớn và không đều nhau cho nên chiều rộng tối thiểu của gối móng phải bằng 50 cm, bảo đám kích thước của mỗi viên đá không lớn hơn 1/3 chiều rộng của móng.
Với móng có giật bậc, chiều cao mỗi bậc thường không nhỏ hơn 50 cm. Đá hộc dùng xây móng phải có cường độ 200 kg/cm2.
Chất liên kết có thể dùng vữa tam hợp 1:1:5 hoặc 1:1:9 hay vữa ximăng. cát 1 : 4.
Lớp đệm thường là cát đầm chạt dày 5-10 cm hoặc là lớp bêtông gạch vỡ, bêtông đá dăm 15-30 cm tùy theo tình hình nền móng.
Ưu và nhược điểm của móng đá hộc
Ưu điểm
Cường độ chịu nén cao, vì là đá tự nhiên nên khá rắn chắc nên có sức chịu lực cao. Bởi vậy mà đá tự được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực xây dựng và thiết kế trang trí nhà cửa. Đặc biết là sử dụng đá hộc để làm móng nhà.
Tính bền cao trong mọi môi trường sử dụng, là đá tự nhiên chính vì vậy mà tuổi thọ của đá hộc có thể lên đến hàng nghìn năm trước các tác động của môi trường bên ngoài như mưa, gió, nắng, …
Khả năng chống thấm nước tốt bởi đá hộc khá rắn chắc nên có rất ít lỗ hỗng điều này tạo nên khả năng chống thấm nước và cách điện tốt, … Nhờ ưu điểm này mà đá hộc được ưu tiên sử dụng trong làm vật liệu lợp và bao che.
Được hình thành từ tự nhiên, vì vậy mà đá hộc có hình dáng , kích thước và hoa văn vô cùng độc đáo, có tính thẩm mỹ khá cao phù hợp làm vật liệu trang trí và thiết kế ngoại thất công trình.
Tính chịu nước, chống va mòn cao phù hợp cho các công trình giao thông, thủy lợi.
Khai thác chế biến không phức tạp, dễ thi công.
Trữ lượng phong phú, dồi dào và hầu như có mặt trên toàn thế giới.
Nhược điểm
Vì được hình thành tự nhiên chính vì vậy mà những viên đá hộc có kích thước khá lớn, điều này gây khó khăn trong việc khai thác và vận chuyển.
Khi khai thác đá hộc thì khá nguy hiểm đến ngay cả tính mạng.
Tuy đá hộc khá cứng nhưng lại có nhược điểm là dòn chính vì vậy gây khó khăn trong việc chế tác.
Ngoài ra thì đá hộc còn rất dễ bị phong háo biến chết trước tác động của môi trường
Sử dụng đá hộc xây tường nhà
Cũng như móng đá thì tường nhà cũng được khá nhiều người sử dụng đá hộc để làm nguyên vật liệu.
Cấu tạo tường đá hộc
Khi xây dựng tường đá hộc chúng ta cần tiết hành chọn lựa đá có hình dáng và kích thước đều nhau, lớp tường dày tối thiểu từ 25cm.
Với tường thì cầu kỳ hơn móng về tính thẩm mỹ chính vì vậy đòi hỏi các viên đá đều nhau; và thường thì những viên đá to thường được đặt ở lớp dưới.
Trong cùng một hàng đá thì nên đặt so le một viên đá dọc tiếp theo là một viên đá ngang hoặc ít nhất thì cứ 1m chiều dài thì có một viên cầu giằng.
Các mạch dọc thường nên cách nhau tầm 10cm, các mạch ngang phải nằm ngang và song song với nhau. Các mạch vữa không được tạo hình tam giác hay hình chữ thập
Trình tự xây tường đá hộc
Chuẩn bị
Đối với vừa xây tường thì vữa xi măng cát vẫn là tốt nhất. Với quy trình xây tường bằng đá hộc không khác mấy so với xây tường gạch tuy nhiên:
Chọn đá nên với tường bao che hay tường bên ngoài thì chúng ta có thể sử dụng với mọi loại đá hộc; tuy nhiên ưu tiên những viên đá có hình dáng và kích thước đều nhau. Bề mặt nhẵn, cứng chắc và khó phong hóa do tác động môi trường bên ngoài.
Cách xây tường đúng cách
Chúng ta chọn đá phù hợp sau khi định vị hai mép chân tường, trước khi ốp thì đá phải đảm bảo được rửa sạch sẽ. Sau khi đặt đá lên vữa thì gõ để đá lun vào vữa tạo liên kết.
Ở cùng một hàng xây nên chọn những viên đá hộc có kích thước đều nhau và hạn chế chỉnh sửa đá khi đã đặt lên vữa. Có lỗ rỗng chúng ta có thể chèn thêm những viên đá nhỏ hay vữa thêm vào.
Những lưu ý trong xây tường đá hộc
Mỗi lớp xây cần đường căng dây theo chiều ngang và chiều dọc để đảm bảo độ thẳng đứng và ngang của tường
Phải dải vữa trước khi đặt đá và không làm ngược lại
Vữa dải dày từ 4-5 cm và cách mép tường từ 3-4 cm
Chèn đá vụn và mạch đứng không chèn theo kiểu kẹp bụng.
Qua bài viết chúng tôi rất mong đem đến các bạn nhiều thông tin hơn về loại đá hộc này đến bạn đọc; để có thể giúp các bạn có nhiều kiến thức hơn trong lĩnh vực xây dựng.