Vì đại dịch Covid 19 ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy các cơ sở sản xuất kinh doanh không thể làm ăn được. Chính vì vậy các chủ cơ sở khi thuê mặt bằng cũng rất đau đầu vì sợ không gánh nổi số tiền trả hằng tháng. Họ rất lo lắng vì tình trạng dịch bệnh nguy hiểm hết sức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn về những thông tin mới về lĩnh vực bất động sản trên thị trường Hồ Chí Minh hiện nay.
Tình hình mặt bằng chung hiện tại
Nhiều mặt bằng tại trung tâm TPHCM bị khách thuê trả lại vì kinh doanh khó khăn. Chủ nhà đồng ý giảm giá nhưng cũng không giữ được khách. Chị Lê Thị Hà, đại diện một công ty chuyên kinh doanh cà phê, trà, socola tại quận 1, TPHCM; cho biết doanh nghiệp vừa phải trả lại mặt bằng trên đường Lý Tự Trọng sau thời gian dài “oằn mình” gánh chi phí.
Theo chị Hà, dịch bệnh khiến doanh nghiệp vô cùng khó khăn; trong khi đó mỗi tháng công ty phải trả tiền thuê mặt 80 triệu đồng. Sau 6 tháng “gồng” lỗ, chị quyết định trả mặt bằng. “Trước dịch, mặt bằng này cho thuê 105 triệu đồng/tháng; sau đó chủ nhà giảm còn 80 triệu. Dù giá thuê hạ nhưng chúng tôi không thể tiếp tục cầm cự”, chị Hà nói và thông tin công ty sẽ tạm thời “đóng băng” một thời gian; chờ đợi dịch Covid-19 đi qua mới tính việc thuê mặt bằng mới.
Chia sẻ của một số nhân vật
Cũng như chị Hà, anh Ngô Quang Thắng kể vừa trả mặt bằng thuê rộng 100 m2; 3 tầng kinh doanh thời trang trên đường Nguyễn Trãi (quận 1). Để sử dụng mặt bằng này, mỗi tháng anh phải trả 120 triệu đồng. “Hơn 4 tháng qua, cửa hàng kinh doanh ế ẩm nên chúng tôi đành trả mặt bằng sớm hơn dự kiến một năm; chấp nhận mất hơn 300 triệu đồng tiền đặt cọc. Tiếp tục kinh doanh, thiệt hại còn lớn hơn”, anh Thắng chia sẻ.
Theo ghi nhận của Dân trí, hàng loạt mặt bằng tại trung tâm TPHCM; tiếp tục bị người thuê trả do việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, chủ nhà rất khó tìm được khách thuê mới ở thời điểm hiện tại.
Đơn cử như một mặt bằng ở ngã sáu Phù Đổng (quận 1) – vị trí “vàng” tại trung tâm thành phố; đang được rao thuê giá hơn 500 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, hơn 3 tháng qua chủ nhà vẫn chưa có khách dù giá này đã giảm hơn 70 triệu đồng so với trước. Hay như một mặt bằng trên đường Phạm Hồng Thái (quận 1); chủ nhà chào giá thuê 80 triệu đồng/tháng, nhưng gần 5 tháng vẫn không có khách. Ông Phan Công Chánh, chuyên gia bất động sản tại TPHCM; cho biết, nguồn cung và cầu thuê bất động sản đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19.
Nên giảm giá thuê sâu để duy trì dòng tiền
Nguồn cầu bị ảnh hưởng là điều không phải bàn cãi; tuy nhiên nguồn cung cũng bị ảnh hưởng là do “tỷ suất sinh lời” trên tài sản thấp, khiến nhà đầu tư không còn mặn mà vào việc đầu tư và cho thuê lại. Điều này khiến nguồn cung cũng hạn chế hơn trước. Theo ông Chánh, với những mặt bằng nhiều tháng chưa cho thuê được; chủ nhà nên thiện chí hơn với khách thuê để đưa ra mức giá hợp lý nhất nhằm duy trì “dòng tiền”. Bởi, việc có lời từ cho thuê mặt bằng ở thời điểm này khó khả thi.
Chuyên gia này lấy ví dụ, một mặt bằng chào giá 80 triệu đồng/tháng; nhưng 3 tháng không có khách thuê thì chủ nhà mất 240 triệu đồng. Nếu chủ nhà giảm giá 50% ngay từ đầu có thể dễ dàng tìm được người thuê; kiếm thêm 120 triệu đồng trong 3 tháng, thay vì “mất trắng”. “Việc duy trì dòng tiền là điều rất quan trọng đối với các chủ nhà. Còn chuyện lời – lỗ, không còn là vấn đề quá cấp thiết trong giai đoạn này”, ông Chánh nói.
Tình hình mặt bằng hiện tại
Cũng theo ông Chánh, hiện nay, nhiều chủ mặt bằng đang giảm giá thuê từ 20 – 30% so với thời điểm chưa có dịch bệnh; song mức giảm này chưa “chạm” đúng nhu cầu của thị trường.
“Nhiều chủ nhà lo lắng nếu giảm giá sâu quá sẽ khó tăng giá trở lại. Tuy nhiên, việc giảm giá này chỉ xảy ra trong ngắn hạn, hai bên có thể ràng buộc nhau bằng hợp đồng. Người cho thuê và người thuê có thể thương lượng dựa trên tình hình thực tế”, ông Chánh phân tích.
Chủ nhà cần chấp nhận một thực tế là giá thuê phải phù hợp với nhu cầu thị trường. Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu thị trường bị ảnh hưởng nặng nề; do kinh tế gặp nhiều khó khăn, nguồn tài chính của người thuê buộc phải thắt chặt – ông Chánh phân tích. Còn theo các chuyên gia của Colliers Việt Nam; giá thuê nhà mặt phố tại TPHCM đã giảm khoảng 35% so với năm 2020; nhưng tỷ lệ bỏ trống còn rất nhiều.
Một số mặt bằng bị bỏ trắng
“Một số mặt bằng ở quận 1 bị bỏ trống vào năm 2020 và tìm được khách thuê trong năm 2021; với giá thấp hơn từ 40 – 50% so với thời điểm trước dịch. Covid-19 khiến đa số các lĩnh vực kinh doanh bị ảnh hưởng, điều này dẫn đến sự “khủng hoảng” ở phân khúc nhà phố cho thuê”; đại diện Colliers Việt Nam nhận định.
Cũng theo chuyên gia, các đợt giãn cách xã hội; đã khiến người thuê không quản lý được dòng tiền trong kinh doanh. Những người này đa phần kinh doanh nhỏ lẻ; không đủ khả năng duy trì dài hạn nên phải trả mặt bằng.
Trên thực tế, nhiều chủ mặt bằng đồng ý giảm giá thuê nhưng cũng không giữ được khách. Năm 2020 đang dần khép lại, chứng kiến nhiều biến động của thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh; trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên, bước sang năm 2021 là năm đầu thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI nhiệm kỳ 2021-2025; việc thành lập Thành phố Thủ Đức cũng như nhiều chính sách mới liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản có hiệu lực; là những yếu tố được kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản khu vực này phát triển bền vững hơn.
Các chính sách mới
Những thay đổi chính sách về đầu tư, xây dựng, các đợt thanh tra, kiểm tra; rà soát pháp lý nhiều dự án đầu tư; trong đó có hoạt động kinh doanh bất động sản kéo dài từ cuối năm 2018 đến cuối năm 2019 khiến tăng trưởng của thị trường nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh chững lại. Số lượng dự án được phê duyệt, cấp phép thấp chưa từng thấy.
Trong khi đó, thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh ngay từ đầu năm 2020; đã bước vào giai đoạn khó khăn khi dịch COVID-19 xuất hiện. Từ đầu năm 2020 đến nay, thị trường nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh hiếm hoi chứng kiến việc mở bán, đầu tư dự án. Chỉ thoáng qua vài thương hiệu lớn có trụ sở hoạt động tại Thành phố nhưng công bố dự án ở các địa phương lân cận.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA); nếu năm 2018 trên địa bàn Thành phố có 122 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư; công nhận chủ đầu tư và chấp thuận đầu tư dự án thì đến năm 2019 giảm còn 22 dự án và 6 tháng đầu năm 2020 chỉ có 20 dự án.