Qua một thời gian trần nhà bị nứt, điều này có đáng lo ngại hay không? Bạn đừng coi thường một vết nứt trên trần nhỏ bé. Nó có thể gây ra nhiều nguy hiểm hơn bạn suy nghĩ rất nhiều. Chính vì thế khi phát hiện ra vết nứt bạn hãy mau chóng tìm nguyên nhân để khắc phục. Có vết nứt chỉ đơn thuần là nứt vữa, nó không đáng lo ngại. Nhưng có những vết do bị tác động bởi sự sụt lún hay do sự không ổn định của cấu trúc ngôi nhà. Bạn phải ngay lập tức sửa chữa trần nhà nếu muốn đảm bảo độ bền của công trình.
Trần nhà bị nứt – nứt sàn có nguy hiểm không?
Ta cần xem xét mức độ nghiêm trọng của việc trần nhà bị nứt để xem nó như thế nào. Từ đó để có thể đánh giá toàn diện chất lượng nhà ở. Cùng với đó là căn cứ vào độ sâu của vết nứt trần hoặc các vết nứt sàn để đánh giá phạm vi, độ rộng, độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ. Sau đó ta sẽ xem xét loại vết nứt để có nhưng phướng án phù hợp. Có các loại vết nứt thường thấy của bề mặt trần, sàn đó là vết nứt vữa và vết nứt sâu bê tông.
Đối với những vết nứt nhỏ thì thường là vết nứt vữa. Các vết nứt này hầu như vết nứt không có phát triển thêm. Nó chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ của cả ngôi nhà và cũng ít gây ảnh hưởng tới kết cấu xây dựng.
Đối với vết nứt sâu dài và rộng, có thể là do vết nứt sâu bê tông bên trong. Đối với loại vết nứt này nếu không xử lý nhanh chóng nó sẽ ảnh hưởng tới kết cấu của toàn bộ căn nhà. Nước mưa có thể thấm thấu dần vào xi măng, thấm vào bức tường bên trong. Tình huống xấu nhất là những tảng bê tông có thể rơi rụng xuống gây ảnh hưởng đến an toàn những người trong gia đình. Ngoài ra, cùng với những vết nứt trần, nếu để lâu ngày có thể từ những vết nứt đó sẽ dẫn tới tình trạng rạn nứt của tường. Gây hỏng hóc cho toàn bộ công trình nhà bạn
Những lý do khiến trần nhà bị nứt
– Do chất lượng công trình không chuẩn. Do nhà thầu xây dựng nền móng làm qua loa. Hoặc tính toán ép cọc sai kỹ thuật. Từ đó dẫn đến tình trạng nền móng yếu, gây ra sụt lún, nứt. Ngoài ra trần nhà bị nứt còn có thể do đội ngũ thợ xây nhà sai bản vẽ, sai kỹ thuật. Hoặc tô trát không chuẩn từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình.
– Do thời tiết tác động khiến trần bị thấm dột, gây nứt. Khí hậu nóng, ẩm thất thường, trần thấm dột lâu ngày. Không khắc phục, sửa chữa ngay lập tức cũng là nguyên nhân dẫn đến trần nhà bị nứt.
Cách sửa chữa trần bị nứt
+ Tùy theo tình trạng vết nứt của trần nhà mà bạn chọn ra phương pháp sửa chữa hợp lý nhất. Với những vết nứt có kích cỡ nhỏ. Thì bạn có thể dùng tới các loại vật liệu chống thấm có dạng phun xịt để bịt kín các vết nứt.
+ Với các vết nứt to thì bạn có thể sử dụng phụ gia bê tông. Vì tính chất giãn nở cao và khả năng chống thấm hiệu quả. Sau đó trộn với vữa xi măng rồi trát vào các vết nứt.
+ Đối với vết nứt sâu bạn không nên tùy tiện sửa chửa. Vì nếu bạn không có chuyên môn thì sẽ khiến vết nứt trở nên trầm trọng hơn. Hãy để các công ty xây dựng chuyên nghiệp giải quyết tất cả vấn đề này giúp bạn. Các công ty uy tín sẽ tư vấn và đưa ra các phương án giải quyết tận gốc trần bị nứt. Với mức độ từ đơn giản đến phức tạp cho bạn lựa chọn. Nhằm mục đích giúp bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa tối đa cho khách hàng.