Thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm chứng kiến sự trầm lắng bởi tác động vô cùng lớn của đại dịch. Nhiều chuyên gia nhận định, 6 tháng cuối năm, thị trường có thể phục hồi hay tiếp tục tồi tệ sẽ phụ thuộc phần lớn vào tốc độ tiêm chủng Vaccine. Bên cạnh đó nhiều chuyên gia cũng đánh giá cao các tác động ngoại lực, trong đó những quyết định, gói hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc từ chính phủ cũng sẽ tác động trực tiếp đến thị trường. Hôm nay chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết ‘Vaccine là lời giải cho thị trường BĐS 6 tháng cuối năm’.
Vaccine sẽ quyết định hướng đi thị trường BĐS
Doanh nghiệp có thể tái khởi động các kế hoạch bán hàng. Nhà đầu tư có quay lại thị trường trong các tháng tới đây hay không. Câu trả lời phụ thuộc vào việc chương trình tiêm chủng vaccine có thể hoàn thiện tới đâu. Nhận định trên là của bà Hương Nguyễn. Tổng giám đốc Đại Phúc Land về tình hình hoạt động của thị trường BĐS trong 6 tháng cuối năm 2021.
Bà Hương cho biết, trong 6 tháng đầu năm, thị trường thực chất đã trôi qua khá nặng nề. Với 2 đợt bùng phát dịch liên tiếp. Thực trạng thị trường khác hoàn toàn so với các dự đoán lạc quan vào hồi đầu năm. Nếu đợt dịch lần 3 làm đảo lộn mọi kế hoạch dự định của các công ty BĐS. Thì đợt dịch lần 4 vào tháng 5 vừa qua khiến thị trường gần như ngưng trệ hẳn. Đây được ví như cú đánh trực diện vào thị trường nhà đất nói chung. Và doanh nghiệp BĐS nói riêng. “Doanh nghiệp nào “nhanh chân” thì giữa 2 đợt dịch còn tranh thủ được đôi chút. Còn không là đành phải bó tay, bó chân ngồi chờ cơ hội khi dịch bệnh qua đi”.
Thị trường đầu năm lạc quan- thận trọng- chờ đợi
“Có thể gói gọn 6 tháng đầu năm trong các từ lạc quan- thận trọng- chờ đợi để đánh giá diễn biến thị trường. Nhiều doanh nghiệp chưa kịp trở tay. Thì dịch bệnh đã ập tới và không thể làm gì khác hơn. Là phải chờ tiếp cơ hội ở 6 tháng cuối năm”, bà Hương chia sẻ. Tổng giám đốc Đại Phúc Land cho rằng thị trường BĐS có thể xuất hiện 2 kịch bản. Phụ thuộc vào kế hoạch tiêm chủng vacxin của Chính phủ.
Đối với diễn biến của thị trường 6 tháng cuối năm. Tổng giám đốc Đại Phúc Land cho rằng, câu trả lời không nằm ở yếu tố thị trường. Mà hoàn toàn tùy thuộc khả năng kiểm soát dịch bệnh diễn biến như thế nào. Đến thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp và người mua nhà. Đều đã chấp nhận một thực tế là dịch Covid sẽ tiếp tục kéo dài. Khó xác định thời điểm kết thúc. Việt Nam cũng như thế giới sẽ buộc phải tiến đến giai đoạn tính toán biện pháp cùng chung sống với dịch.
Vaccine sẽ quyết định kịch bản của thị trường
Bà Hương cho rằng thị trường BĐS vào 6 tháng cuối năm. Có khả năng sẽ xuất hiện 2 kịch bản. Kịch bản tích cực là thị trường sẽ phục hồi một phần. Ở giữa quý 3 và khởi sắc trở lại trong quý 4. Với giả thiết này thì tối thiểu 50% người dân được triển khai tiêm vaccine. Và các công ty hoàn thành tiêm 100% cho nhân viên. Thị trường 6 tháng cuối năm có khả năng tăng trưởng ít nhất 25-30% so với 6 tháng đầu năm. Nếu đạt được tỉ lệ lý tưởng này. Và doanh nghiệp sẽ tận dụng những tháng còn lại để tăng tốc tối đa, bù lại 6 tháng đầu năm.
Với kịch bản xấu hơn, vaccine không đủ để triển khai cho toàn dân và chỉ đạt mức dưới 30%. Các công ty vì vậy có thể chưa đạt đến 50% số lượng nhân viên được tiêm chủng. Thị trường 6 tháng cuối năng khả năng tăng trưởng không cao. Do các doanh nghiệp sẽ dần bị đuối sức. Việc duy trì bộ máy hoạt động đã là một gánh nặng cho nhiều công ty. Khi các kế hoạch sản xuất kinh doanh bị phá vỡ. Và như vậy doanh thu sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Toàn thị trường nhìn chung sẽ khó đạt tăng trưởng trên mức 20% so với 6 tháng đầu năm. Nếu không nhận được các trợ lực cần thiết và kịp thời.
Những yếu tố ngoại lực tác động vào thị trường
Tuy nhiên trong cả 2 kịch bản sẽ vẫn có những yếu tố ngoại lực tác động vào thị trường. Đó là trợ lực từ cơ chế chính sách của nhà nước. Các gói hỗ trợ doanh nghiệp; các gói kích cầu tiêu dùng, tiến độ giải ngân các gói đầu tư công; tiến độ tháo gỡ nút thắt pháp lý… Động thái này sẽ ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp. Đến các hoạt động tái khởi động của doanh nghiệp; nhà đầu tư lẫn tâm lý thị trường chung theo chiều hướng lạc quan hay thận trọng. Dự án bất động sản đang triển khai tại TP.HCM. Nhiều doanh nghiệp BĐS đang lên phương án sống chung với dịch. Khi chưa biết khi nào Covid-19 mới hoàn toàn được kiểm soát. Ảnh minh họa.
“Nhìn về phía trước chúng ta hiểu là cần phải nắm bắt mọi cơ hội. Vào 6 tháng cuối năm và tăng tốc tối đa. Để bù lại khoảng thời gian đã mất do ảnh hưởng dịch bệnh. Các doanh nghiệp vẫn rất bền bỉ để chiến đấu với cuộc chiến mang tính sống còn này. Chúng ta cầu mong kịch bản tích cực sẽ xảy ra. Và thị trường sẽ vẫn còn nhiều cơ hội để bật dậy. Bước tiếp dù khó khăn và thử thách vẫn còn đó. Tôi cho rằng có lẽ sẽ phải hy sinh tiếp quý 3/2021. Để truy vết dịch trong cộng đồng. Và triển khai tiêm vaccine tối đa cho người dân”, bà Hương Nguyễn cho hay.
Mức độ hấp thụ của thị trường sẽ không cao
Trước đó, tiến sĩ Sữ Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cũng từng đưa ra kịch bản, giai đoạn 6 tháng cuối năm nếu thị trường hồi phục, bất động sản nhà ở sẽ là phân khúc sôi động nhất vì nhu cầu thực về nhà ở vẫn là nhu cầu bức thiết của người dân. Song, mức độ hấp thụ của thị trường sẽ không cao bằng những năm trước đây vì người dân mua nhà để ở thường phải sử dụng một phần vốn vay ngân hàng như là vốn chủ sở hữu. Với tình hình hiện tại, khi nhiều người bị hạn chế về thu nhập, mất việc hoặc giảm lương, không có nhiều nguồn tích lũy, sức mua trên thị trường sẽ khiêm tốn hơn so với các năm trước.
Nhìn chung 6 tháng cuối năm sẽ là cơ hội để minh chứng giá trị sản phẩm và tiềm lực của những nhà phát triển uy tín trên thị trường. Các nhà đầu tư, các nhà phát triển bất động sản sẽ cạnh tranh hơn về sản phẩm giới thiệu ra thị trường, nhờ đó người mua được tiếp cận các sản phẩm chất lượng cao hơn. Vị trí, cơ sở hạ tầng quanh dự án cũng như sự phát triển của thành phố nói chung sẽ được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là tại các dự án ở khu vực ngoại thành, bởi không phải ai cũng có khả năng chi trả cho một căn hộ nội đô chất lượng cao.
Nhà đầu tư đang cố “gồng mình” qua mùa dịch
TP.HCM và nhiều tỉnh, thành phải giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19 khiến giao dịch nhà đất ngưng trệ. Mất đi sức mua từ hai thị trường lớn là TP.HCM và Hà Nội, phân khúc đất nền tại nhiều địa phương phía Nam rơi vào trầm lắng. Thực tế này đang tạo áp lực lớn cho nhiều nhà đầu tư lỡ ôm hàng chôn vốn và lại cần thu hồi tài chính.
Ông T.Q.Chiến, một nhà đầu tư ngụ ở quận 6, TP.HCM nắm khá nhiều BĐS tại Đồng Nai, Bình Dương không giấu được sự lo lắng trước tình hình ngày càng khó đoán của dịch bệnh. Tuy không tiết lộ đang “ôm” bao nhiêu BĐS nhưng ông Chiến thừa nhận, mỗi tháng nếu tính cả vốn lẫn lãi từ các khoản vay mua đất, thanh toán tiến độ cho căn hộ hình thành trong tương lai đang đầu tư, ông tốn hơn cả tỷ đồng. Việc kinh doanh khó khăn thời gian gần đây đang tạo thêm sức ép khiến nhà đầu tư này phải tính chuyện thanh lý bớt nguồn hàng hiện có.