
Năm 2020, Việt Nam tiếp tục đứng trong số 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất trên thế giới và cao nhất trong khu vực. Ngân hàng Thế giới đã nâng ước tính lượng kiều hối của Việt Nam vào năm 2020 từ 15,7 tỷ đô la Mỹ trong báo cáo tháng 10 năm 2020 lên 17,2 tỷ đô la Mỹ. Con số này thể hiện mức tăng nhẹ gần 3% so với năm 2019, thấp hơn mức tăng 6% của các năm trước, nhưng vẫn tốt hơn so với dự báo trước đó. Lượng kiều hối đổ về nước vào năm 2020 tương đương 5% GDP; đồng thời Việt Nam cũng là một trong 10 quốc gia có tỷ trọng kiều hối trên GDP cao nhất.
Lượng kiều hối đổ về TP.HCM đạt 3,2 tỷ USD
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh; 6 tháng đầu năm, lượng kiều hối đổ về thành phố đạt 3,2 tỷ USD; tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm 2020. Đây được xem là mức tăng trưởng khả quan trong bối cảnh khó khăn; do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Nguồn kiều hối chuyển về chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Điều này không chỉ góp phần hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế thành phố; mà còn là nguồn cung giúp ổn định nguồn ngoại tệ trên địa bàn nói riêng và cả nước nói chung.
Dự báo trong năm nay, lượng kiều hối về TP Hồ Chí Minh sẽ đạt khoảng 6,5 tỷ USD; tăng khoảng 6,5% so với năm 2020. Như vậy, đến thời điểm này, lượng kiều hối đổ về thành phố đã đạt khoảng 50% con số dự báo trên.
Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính; trong năm nay, lượng kiều hối chảy vào các quốc gia thu nhập thấp và trung bình; sẽ hồi phục và tăng 5,6% lên 470 tỷ USD. Tuy nhiên, triển vọng này vẫn phụ thuộc vào tác động của dịch COVID-19; với tăng trưởng toàn cầu và các biện pháp kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh của các nước.
Việt Nam thuộc top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới
Giữa tháng 5 vừa qua, WB công bố báo cáo cập nhật dữ liệu kiều hối toàn cầu. Tổ chức này đã điều chỉnh ước tính lượng kiều hối về Việt Nam năm 2020 từ mức 15,7 tỷ USD; trong báo cáo hồi tháng 10/2020 lên đến 17,2 tỷ USD. Đặc biệt, Việt Nam tiếp tục nằm trong top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới.
WB cho biết, nếu không tính Trung Quốc thì lượng kiều hối nhận về tại các nước thu nhập thấp và trung bình; còn lớn hơn tổng mức đầu tư ngoài nước và nguồn viện trợ chính thức gộp lại. Điều này thể hiện vai trò rất quan trọng của nguồn lực kiều hối đối với phát triển.
Trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, Việt Nam xếp thứ 3; chỉ sau Trung Quốc và Philippines. Xét theo quy mô tương đối với nền kinh tế, lượng kiều hối về Việt Nam năm 2020 tương đương 5% GDP; cũng nằm trong top 10 thế giới.
Kết luận
Lượng kiều hối không chỉ giúp nhiều người dân có thêm vốn kinh doanh sản xuất; mà còn giúp thành phố có thêm nguồn thu ngoại tệ ổn định, tăng nguồn dự trữ ngoại hối, góp phần cân đối trong cán cân thương mại.
Cùng với phát huy nguồn lực từ kiều hối, việc thu hút tận dụng nguồn tri thức; kinh nghiệm của người Việt ở nước ngoài rất cần được trân trọng; phát huy hiệu quả hơn cho sự phát triển tăng tốc của Việt Nam cũng như của TP Hồ Chí Minh.
Cụ thể như TP Hồ Chí Minh hàng năm đều tổ chức các buổi lắng nghe kiều bào đóng góp ý tưởng ở các lĩnh vực; để cùng chung tay giải quyết đột phá các vấn đề nóng của thành phố.