
Mặc dù đại dịch Covid-19 đã làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực vào năm 2020-2021. Do đó, các biện pháp chống dịch và phát triển kinh tế – xã hội hiệu quả của Chính phủ đã góp phần to lớn vào việc bảo vệ nền kinh tế khỏi đại dịch. GDP năm ngoái tăng 2,9%, một trong những mức tăng trưởng cao nhất thế giới trong năm qua.
Trong đó, nổi bật về kinh tế có thể kể đến lĩnh vực nông nghiệp, do tích cực thúc đẩy xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (như chuyển từ lúa sang cây trồng có giá trị kinh tế cao và chăn nuôi), nông nghiệp đã tăng 2,7%, so với 2% năm 2019. Theo báo cáo, đóng góp của nông nghiệp vào tăng trưởng GDP trong nước của năm ngoái là 0,4%, đây là mức tăng trưởng rất tốt trong bối cảnh lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng, nước biển xâm nhập gia tăng và nhu cầu bên ngoài giảm mạnh. Báo cáo của ADB cho biết.
Bất chấp đại dịch, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng
Báo Sputnik của Nga vừa có bài tổng hợp, phân tích về vấn đề trên. Báo này dẫn báo cáo đánh giá của Ngân hàng phát triển Singapore (DBS) nhận định; kinh tế Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng khoảng từ 6 – 6,5% trong thập kỷ tới; nhờ sức hút mạnh mẽ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng năng suất.
Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm tronng nước bình quân từ 6 – 6,5%; nền kinh tế Việt Nam sẽ lớn hơn quy mô nền kinh tế Singapore sau 10 năm nữa.
Tuy nhiên, không cần đến 10 năm, thực tế Việt Nam đã vượt Singapore. Năm 2020, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 343 tỷ USD; đứng trong danh sách 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng thứ tư ASEAN; thu nhập bình quân đầu người đạt 3.521 USD đứng thứ 6 ASEAN.
Bất chấp đại dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng; vượt qua Singapore và Malaysia, khẳng định vị trí vững vàng trong top 4 nền kinh tế lớn nhất ở Đông Nam Á. Kinh tế Việt Nam hiện chỉ đứng sau Indonesia, Thái Lan và Philippines.
Nền kinh tế Việt Nam có khả năng chống chịu cao
Báo Sputnik cũng dẫn lại các đánh giá ở trong nước và nước ngoài nhận định rằng bất chấp đại dịch COVID-19; nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng đầy bản lĩnh. Nhờ vào tăng trưởng đáng ngạc nhiên của nền kinh tế bất chấp ảnh hưởng của đại dịch; Việt Nam thể hiện được mốc bứt phá đáng khen ngợi.
Còn tại cuộc hội kiến Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cách đây hơn 1 tuần; Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới chúc mừng Việt Nam, năm 2020 đã phòng, chống đại dịch COVID-19 thành công bằng các biện pháp hết sức thông minh như xét nghiệm; truy vết và cách ly, nên số người mắc COVID-19 rất thấp và trong một thời gian dài không có người tử vong.
Trong bối cảnh dịch bệnh bao trùm cả thế giới; nhưng Việt Nam cũng đã có chính sách tiền tệ và tài khóa nhịp nhàng nên chỉ có Trung Quốc và Việt Nam có kinh tế tăng trưởng dương. Nền kinh tế Việt Nam cũng có khả năng chống chịu cao hơn; và duy trì được tăng trưởng xuất khẩu rất cao và đây đều là những di sản rất quan trọng.
Các dự báo mới nhất của Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Phát triển châu Á cũng cho rằng; quy mô nền kinh tế Việt Nam năm nay vẫn sẽ vượt Singapore và Maylaysia.
Còn theo tính toán của Tổng cục Thống kê, nếu Tổng sản phẩm trong nước năm nay tăng trưởng được 6%; thì quy mô của nền kinh tế Việt Nam sẽ cán mốc 500 tỷ USD.
Chế biến, chế tạo và đầu tư là động lực tăng trưởng
Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, ông Andrew Jeffries cho rằng; mặc dù tiêu dùng nội địa trì trệ và sức cầu bên ngoài yếu do đại dịch Covid-19 đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm ngoái; nhưng đà tăng trưởng vẫn tiếp tục mạnh trong năm nay và năm sau; nhờ thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát sự lây lan của đại dịch. Kỳ vọng kiểm soát hiệu quả Covid-19 và tăng trưởng trong công nghiệp; thương mại và đầu tư sẽ đẩy tốc độ tăng trưởng lên đáng kể trong năm 2021 và 2022.
Theo báo cáo ADO, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm 2021; và 7% trong năm 2022. Đây là mức tăng trưởng mạnh và vững chắc; có được nhờ thành công của Việt Nam trong việc kiềm chế đại dịch Covid-19. Các động lực tăng trưởng sẽ là công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến; chế tạo định hướng xuất khẩu, đầu tư gia tăng và mở rộng các hoạt động thương mại. Đà tăng trưởng được dự báo sẽ tiếp tục; nhờ các chương trình cải cách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và sự tham gia của Việt Nam vào nhiều hiệp định thương mại tự do với hầu hết các nền kinh tế phát triển.