Nền gạch sau một thời gian sẽ bị hư hại và cũ đi. Trong trường hợp này bạn có thể lát gạch mới trên nền gạch cũ để làm mới căn nhà. Hoặc bạn có thể cạy lớp gạch này lên để lát lại tùy vào trường hợp. Nhưng thông thường cách lát một lớp gạch mới trên nền gạch cũ sẽ tiết kiệm chi phí và thời gian hơn. Tuy nhiên trước khi lát bạn vẫn phải xử lý sàn nhà cũ sao cho bằng phẳng và sạch sẽ. Điều này sẽ làm cho lớp gạch mới lát trở nên bền hơn và căn nhà sẽ được làm mới đẹp hơn.
Lý do phải lát lại gạch cho nền nhà
Một căn nhà khi đã sử dụng được khoảng thời gian thì sẽ có tình trạng xuống cấp ở một số vị trí, bộ phận. Thông thường, đa số mọi người chỉ quan tâm đến bề ngoài hay thay đổi thiết kế bên trong ngôi nhà chứ ít khi để ý đến nền nhà. Đây là bộ phận ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của gia đình.
Không có ngôi nhà nào có thể sống mãi với thời gian nếu con người không cải tạo, sửa chữa nó. Thông người, mọi người chỉ quan tâm đến bề ngoài ngôi nhà. Hay thay đổi thiết kế bên trong của nó khi cải tạo nhà. Chính vì thế mà bộ phận quan trọng khác là nền nhà thường ít được quan tâm. Tuy nhiên, nền nhà mới là bộ phận ảnh hưởng nhất đến sinh hoạt hàng ngày của mỗi thành viên sống trong nhà. Nếu nền nhà có bị nứt gãy, hư hỏng, hay xuống cấp. Thì lúc đó việc sinh hoạt sẽ gặp trở ngại. Thậm chí, nguy hiểm hơn nó còn gây tai nạn cho con người. Đặc biệt là trẻ nhỏ. Việc cải tạo nền nhà lúc này là việc làm cần thiết.
Quy trình lát gạch mới trên nền nhà cũ đẹp, hiệu quả
Cách vệ sinh trước khi lát gạch mới
Nếu lớp nền gạch của bạn bị vỡ, bong gạch nhiều. Những viên gạch còn lại cũng bám dính không tốt. Thì bạn nên cạy hết lớp gạch lát và đục toàn bộ phần vữa trát lớp nền để thi công lại từ đầu. Điều cần lưu ý là nền phải đầm kỹ và làm phẳng. Phải có độ dốc 0.5-2% để khi cọ rửa nước có thể thoát dễ dàng. Khi cán vữa lên trên phải phủ kín và tạo một độ dốc tương đối để thoát nước khi cần rửa nền nhà, trước khi lát gạch.
Phương án lát theo tình trạng thực tế của nền
Nếu nền cũ còn bám vững chắc. Bạn có thể làm vệ sinh mặt nền để tạo độ bám với lớp vữa cán. Đổ trực tiếp lên trên rồi lát gạch mới Tuy nhiên, nhược điểm của nó là khiến nền nhà cao lên và khoảng cách giữa nền và trần nhà sẽ bị thu hẹp lại. Cho nên tùy vào thiết kế nhà và độ cao của trần nhà. Từ đó mà bạn chọn cách lát nền cho phù hợp. Khi không đục gạch cũ ra để cán vữa trực tiếp lên. Nếu có chỗ nào bong tróc phải gia cố bằng cách đắp chèn cho vững chắc trước khi tiến hành lát lớp vữa và gạch mới.
Sử dụng keo dán gạch
Một cách khác là sử dụng keo dán gạch rất thông dụng trên thị trường hiện nay. Loại này có thể thực hiện nhanh gọn, sạch và thuận tiện cho việc lát gạch mới ngay trên nền cũ. Để thực hiện, cần làm vệ sinh mặt gạch cũ, không bị bụi, dầu mỡ, vết bẩn bám. Để độ kết dính giữa gạch và keo tốt hơn. Sau đó đổ keo ra và cào đều một lớp khoảng 3-5 mm rồi dán gạch mới lên. Bột chà có loại chuyên sử dụng cho thi công dán keo để hoàn thiện mặt nền. Có người quan niệm, lát các viên gạch thật sít vào nhau thì mặt nền trông sẽ đẹp hơn. Thực ra, nhiều công trình lại chừa đường ron khá lớn, từ 5-8 mm và lấy đường ron hiện rõ nét này như một cách trang trí cho mặt nền.
Hướng dẫn cách bảo vệ để tránh phải gỡ gạch lát lại nền nhà
- Vệ sinh bề mặt thường xuyên là cách để bảo vệ sàn nhà
- Không đi giày dép vào trong nhà, đặc biệt là các loại giày cao gót đế cứng. Bạn có thể lựa chọn một số loại dép mềm để đi trong nhà
- Vệ sinh bề mặt sàn nhà thường xuyên bằng các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng. Tuyệt đối không sử dụng các vật sắc nhọn sẽ ảnh hưởng tới bề mặt sàn
- Nên sử dụng lót cao su cho các đồ vật trong nhà từ tủ, kệ hoặc chân giường
- Đối với các phương tiện đi lại như xe đạp, xe máy nên sử dụng các miếng lót dạng đệm; mút xốp bọc vào chân trống khi đặt trong nhà
- Khi di chuyển các đồ nội thất cần nâng chúng lên khỏi mặt sàn chứ tuyệt đối không được kéo lê trên bề mặt