Tiêu chuẩn của một ngôi nhà đẹp không chỉ dựa vào kiến trúc, ngoại thất hay nội thất. Màu sơn thực sự ảnh hưởng rất lớn đến vẻ đẹp ngôi nhà. Bởi thế nên lớp sơn được xem như chiếc áo khoác của ngôi nhà. Khi tường nhà chúng ta bị xuống cấp đồng nghĩa với việc giá trị trị ngôi nhà giảm đi nhiều lần. Nếu bạn muốn sơn lại để thay áo mới cho ngôi nhà thì trước nhất bạn phải tiến hành xử lý sơn tường cũ. Đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ quy trình xử lý sơn tường cũ nhé!
Tại sao phải xử lý sơn tường cũ?
Công việc xử lý sơn tường cũ nếu nói đơn giản thì cũng không phải. Mà bảo rằng khó khăn thì cũng chưa hẳn. Vì thực tế đây là công đoạn rất quan trọng trước khi bạn tiến hành sơn mới. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến lớp sơn sau này của bạn. Đẹp hay xấu, bền hay nhanh xuống cấp, đều màu hay không… Phần lớn dựa vào công đoạn xử lý sơn tường cũ của bạn.
Để giúp các bạn có thể tiến hành xử lý sơn tường cũ một cách đơn giản. Chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết công đoạn này theo những kinh nghiệm nho nhỏ dưới đây.
Việc xử lý bề mặt tường cũ trước khi sơn mới theo cách thông thường. Thì bạn sẽ gặp phải một số vấn đề khó chịu. Cụ thể như bụi sơn cũ và việc rất khó làm bong hết các lớp sơn cũ nham nhở trên tường. Đây là điều mà nhiều khách hàng khá ngại xử lý.
Lúc này nếu bạn ngại xử lý mà bỏ dở hoặc làm không đúng kỹ thuật, không tới nơi tới chốn. Nhanh chóng sơn lớp sơn mới lên thì sẽ rất khó chịu. Vì lớp sơn cũ lại bám vào ru lô và rơi ra. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sơn của bạn và bề mặt lúc đó thật rời rạc. Ngoài ra, nó cũng khiến cho lớp sơn mới sẽ không đảm bảo bền đẹp.
Trình tự sơn tường tại nhà chi tiết
Làm sạch lớp sơn tường cũ
Cách tự sơn lại tường nhà cũ hoàn toàn không quá khó khăn. Việc đầu tiên bạn cần làm là xử lý các vết trên tường cũng như xử lý màu sơn cũ.
Xử lý các vết dơ trên tường
Đối với các vết trên tường: Nếu bức tường cũng như các vết sơn có liên quan đến vữa thì bạn cần phải cạo ra và trát lại. Nếu lớp sơn cũ không còn độ bám dính thì bạn cần xả bỏ hoàn toàn lớp sơn này. Sử dụng bàn chải sắt hoặc cây sủi. Để xác định độ bám dính của lớp sơn cũ, bạn có thể áp dụng cách sau:
Sử dụng băng keo bảng rộng khoảng 1cm để dán lên tường một khoảng tầm 20cm rồi bóc ra. Nếu lớp sơn cũ cũng theo đó tróc ra. Thì chứng tỏ độ bám dính đã không còn tốt. Ngược lại, nếu lớp sơn không tróc hoặc tróc rất ít. Thì chứng tỏ độ bám dính vẫn còn tốt. Và bạn có thể tiếp tục sơn mới mà không cần xả lớp sơn cũ. Tiếp theo đó, bạn sẽ làm sạch bề mặt rồi trét bột. Sơn lót chống kiềm và cuối cùng là sơn hoàn thiện.
Một mẹo nhỏ trong cách sơn lại tường vôi cũ. Đó là bạn hãy làm ướt tường để làm sạch dễ dàng hơn. Hãy thấm ướt bề mặt tường bằng nước nóng để vỏ sơn cũ mềm đi. Khi lớp sơn cũ này đã mềm, bạn có thể dùng chiếc xẻng xúc nhỏ. Để loại bỏ lớp vôi áo theo chiều từ dưới lên trên. Sau khi lớp sơn cũ đã được làm sạch hoàn toàn. Bạn hãy dùng chổi làm sạch lớp bụi còn sót lại là xong.
Xử lý lớp sơn xuống cấp cũ
Đối với xử lý màu sơn cũ: Nếu lớp sơn tường cũ đã quá xuống cấp. Hoặc có độ khác biệt màu quá lớn so với màu sơn mới. Thì bạn đừng nên sơn đè trực tiếp mà hãy sơn một lớp màu trắng trước. Có thể pha loãng để nhạt hơn so với bình thường. Nếu màu sơn cũ và mới gần giống nhau thì bạn hoàn toàn có thể sơn trực tiếp lên bề mặt.
Thay thế màu sơn cũ bằng màu mới
Bạn hãy lưu ý rằng do bề mặt tường đã cũ và yếu nên khi lựa chọn sơn mới thay đổi cho bức tường, bạn cần lựa chọn những sản phẩm uy tín, chất lượng. Nếu bạn cần tìm mua những sản phẩm sơn chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, bạn có thể tham khảo các đơn vị cung cấp sơn được nhiều gia đình, nhà thầu ưa chuộng.
Sau khi làm sạch nước sơn cũ, bạn hãy tuần tự làm theo cách sơn bả lại tường cũ mà chúng tôi chia sẻ sau đây để thay lớp áo mới cho tường nhà bạn.
Các bước chi tiết
Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ sơn như: thùng sơn, con lăn, cọ quẹt, giấy nhám….
Bước 2: Đảm bảo bề mặt tường đã được làm sạch đúng kỹ thuật và khô hoàn toàn
Bước 3: Tiến hành lăn sơn. Bạn hãy chú ý sơn phủ 2 lớp bề mặt trước, rồi sơn lót (dùng chổi hoặc con lăn sơn 1 – 2 lớp sơn lót chống kiềm) để bảo vệ tường tốt hơn cũng như tạo độ kết dính. Cuối cùng là sơn màu. Trong quá trình lăn sơn, bạn hãy lưu ý phải lăn đều tay, từ trên xuống, từ trái qua phải cũng như quét góc lần lượt đều khắp. Đối với một số loại sơn không có khả năng khô nhanh, bạn cần để khô lớp trước trong khoảng 3-4 giờ mới tiến hành quét lớp tiếp theo.
Sau khi sơn xong, bạn có thể dùng bóng điện chiếu vào tường và xem thử lớp xem đã đều hay chưa. Nếu lớp sơn mịn, không có vết, bề mặt tường sáng là được.
Bước 4: Vệ sinh bề mặt tường sau khi đã tiến hành các bước sơn nhà. Sau khi hoàn thành bước này, bức tường sẽ trông như mới và mang đến một vẻ đẹp hoàn toàn khác lạ cho ngôi nhà của bạn.
Hy vọng với cách sơn lại tường cũ mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, bạn sẽ dễ dàng tự thay lớp áo mới cho bức tường nhà mà không cần đến sự hỗ trợ của thợ. Bạn hãy thường xuyên truy cập vào website của chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin hữu ích về xây dựng, thiết kế nhà ở nhé.