Trong cuộc sống ngày nay, nhiều gia chủ thường chọn phong cách Scandinavian hay còn gọi là phong cách Bắc Âu để thiết kế, xây dựng cho căn hộ của gia đình mình. Vậy bạn đã thực sự hiểu phong cách Scandinavian – Bắc Âu là gì, nó có gì đặc biệt? Chúng có những điểm nào đặc trưng, mới lạ mà lại trở nên ưa chuộng, nhiều người quan tâm đến thế? Và nếu bạn đang mong muốn cho bản thân có được câu trả lời chính xác nhất và thỏa mãn nhất thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của zbsxys chúng tôi.
Phong cách thiết kế Bắc Âu là gì?
Xuất hiện vào giữa những năm 1950, tại 3 nước Đan Mạch, Na-Uy, Thụy Điển. Phong cách thiết kế Bắc Âu tôn vinh những đường nét tối giản mà tinh tế. Đặc biệt luôn khiến căn nhà ngập tràn sự ấm áp, để xua tan giá lạnh vùng ôn đới.
Phong cách Scandinavian (hay còn gọi là phong cách Bắc Âu) là sự kết hợp đầy tinh tế giữa các yếu tố. Màu trắng, ánh sáng thiên nhiên và chất liệu gỗ tạo nên một không gian sống mộc mạc. Bình dị nhưng không kém phần hiện đại và thanh lịch.
Màu trắng được sử dụng xuyên suốt từ những bức tường lên tới tận trần nhà. Thậm chí cả sàn nhà cũng sử dụng gạch lát màu trắng hoặc trung tính. Đối với những căn hộ nhỏ, nội thất màu trắng và khung cửa sổ mở rộng. Khiến ngôi nhà bừng sáng và tràn ngập cảm giác vui vẻ. Màu trắng cũng giúp mở không gian, tạo cảm giác tươi sáng và thoáng mát.
Một điểm nổi bật của phong cách Bắc Âu là những khoảng không rộng được bố trí hợp lý. Trong không gian nội thất. Bạn không có cảm giác choáng ngợp bởi đồ đạc mà phong cách Scandinavian mang lại cho gia chủ một không gian khoáng đạt, rộng rãi. Thiết kế nội thất Bắc Âu thường được những người có chất nghệ sĩ ưa chuộng bởi tâm hồ thích sự tư do, phóng khoáng.
Đặc điểm của phong cách Bắc Âu
- Các bức tường trắng để nhấn mạnh ánh sáng
- Tông trung tính được điểm tô một vài điểm nhấn màu sắc
- Họa tiết tự nhiên như gỗ và đá
- Không thể thiếu cửa sổ và thảm
- Vật dụng không có chi tiết cầu kỳ nhằm đề cao sự thanh lịch và thẩm mỹ tối giản
- Lò sưởi
Tuy nhiên ở Việt Nam với khí hậu nhiệt đới thì phong cách Scandinavian. Đã được biến đổi để phù hợp hơn với môi trường sống, thích nghi cả trong nhà phố và những căn hộ chung cư hiện đại.
Điểm nổi bật của phong cách thiết kế Bắc Âu
Những nguyên tắc chung
Nguyên tắc cơ bản của phong cách Bắc Âu được gói gọn trong 3 từ. Công năng – Đơn giản – Đẹp. Mùa đông Bắc Âu rất lạnh lẽo, do đó căn nhà luôn phải đầy đủ chức năng, mà không cần quá cầu kì về vẻ bề ngoài.
Dễ thấy rằng, những ngôi nhà mang phong cách này đều có dáng vẻ nhẹ nhàng. Kiều diễm như một ‘nàng thơ’, nhưng luôn tiện nghi trong mọi hoàn cảnh. Ngoài ra, người dân Bắc Âu rất thích mang thiên nhiên vào nhà. Tạo thành một nét độc đáo cho phong cách này. Vì thế, căn nhà kiểu Bắc Âu luôn có những mảng xanh, nơi con người tận hưởng sự thư thái, mát mẻ.
Màu sắc của phong cách Bắc Âu
Với sự coi trọng thiên nhiên và thời gian ngoài trời, thiết kế nhà Bắc Âu. Hướng tới khả năng đón sáng nhiều nhất có thể. Phong cách này ưa thích những gam màu tươi sáng như trắng, be, nâu, pastel,…Các màu sắc lan tỏa trên bề mặt tường, nội thất và gắn kết với nhau tạo thành không gian rộng rãi, ấm cúng.
Chất liệu thiết kế Bắc Âu
Phong cách thiết kế Bắc Âu tập trung vào nguyên liệu tự nhiên, bền vững và sẵn có. Các loại gỗ sáng màu như bạch dương, thông là phổ biến, tạo cảm giác ấm áp. Ngoài ra các nguyên liệu thô khác như nhôm hoặc thép được sử dụng khá nhiều. Các loại nội thất đa năng cũng được ưa chuộng. Sử dụng cho nhiều mục đích, rất phù hợp với căn hộ có diện tích khiêm tốn.
Cách bày trí đồ nội thất phong cách thiết kế Bắc Âu
Phong cách thiết kế Bắc Âu sử dụng đồ đạc ít cồng kềnh nhất có thể. Không rườm rà, đường nét rõ ràng, tập trung vào sự tương phản, mang lại sự ấm áp. Các chi tiết decor độc đáo, vừa tạo điểm nhấn cho căn phòng, vừa thể hiện dấu ấn riêng của gia chủ.
Điểm nhấn thiên nhiên trong mỗi không gian Bắc Âu
Một trong những điểm hấp dẫn của phong cách thiết kế Bắc Âu đó là luôn dành chỗ cho thiên nhiên. Mang cây cối vào nhà khiến không gian ấy gắn kết với bên ngoài. Đem lại sức sống bừng sáng, khiến bạn luôn vui vẻ, thư giãn mỗi ngày.
Tại những tòa chung cư kín mít, dàn hoa ban công, vườn cây hay khu vực BBQ. Chính là sự hấp dẫn của phong cách Bắc Âu, vừa là góc ‘xanh’ đáng tự hào cho chủ nhân căn hộ.
Những ưu điểm của phong cách thiết kế Bắc Âu
- Có sự cân bằng giữa ánh sáng và tỉ lệ không gian, khiến ánh sáng tràn vào tự nhiên. Đối với các nước nhiệt đới, ánh nắng giúp loại bỏ vi khuẩn độc hại hoặc nấm mốc, giúp điều hòa không khí.
- Không gian nhà bạn sẽ gọn gàng nhờ nội thất tối giản, nhiều công năng. Giúp ‘ăn gian’ diện tích, rộng rãi và thoáng đãng hơn bao giờ hết.
- Màu sắc tinh tế, phù hợp với nhiều nhu cầu, đồng thời thể hiện cá tính chủ nhân. Nhờ nhấn nhá bằng các chi tiết decor.
Một vài gợi ý khi thiết kế phong cách Bắc Âu
Phong cách Bắc Âu mang tinh thần hoang dã và nguyên bản. Các chi tiết đều đáp ứng công năng sử dụng, đơn giản và tinh tế. Phong cách Bắc Âu cũng hiếm khi sử dụng gam màu tối, nên nếu lựa chọn phong cách này, bạn hãy lưu ý một vài ý tưởng thiết kế sau nhé:
- Tăng cường ánh sáng tự nhiên vào trong nhà, bằng cách sử dụng nền màu trắng, sàn sáng màu, tạo sự vui tươi và cởi mở.
- Lựa chọn các loại nội thất hình dạng đơn giản, có phong cách thanh lịch, ngoài ra kết hợp đồ trang trí làm tổng thể trở nên hài hòa như tranh treo tường, sofa sáng màu, đèn chùm hoặc các vật liệu như mây tre đan, thủy tinh…
- Các kho chứa đồ, tủ đồ được bố trí khéo léo và ngăn nắp là điểm mấu chốt cho căn nhà rộng hơn. Bạn nên chọn gam màu sáng, chất liệu gỗ tếch, bạch dương, hoặc đầu tư gỗ lim, xoan cho phù hợp với khí hậu nước ta.
Trên đây là những đặc điểm nổi bật nhất của phong cách thiết kế Bắc Âu. Hi vọng thông qua bài viết này, zbsxys có thể giúp bạn hiểu rõ hơn những kiến thức về phong cách này. Nếu bạn cũng yêu thích phong cách Bắc Âu và muốn tìm một đơn vị thiết kế và thi công nội thất uy tín, chuyên nghiệp, zbsxys chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công nội thất trọn gói. Do đó giúp tiết kiệm thời gian tối đa và chi phí phát sinh cho khách hàng, giúp gia đình bạn tạo nên một không gian sống tiện nghi, đẳng cấp, phù hợp với khoản đầu tư của mình.