Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình điều tra sơ bộ 7 tháng, cơ quan này đã phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, đánh giá kỹ lưỡng tác động của việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu đối với hoạt động của Bộ Công Thương. Điều tra, tìm hiểu mức độ bán phá giá của các nhà sản xuất và xuất khẩu ở Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, đồng thời tính toán và phân tích tác động đối với các ngành công nghiệp hạ nguồn gây nên những ảnh hưởng như thế nào và bảo vệ người tiêu dùng sản phẩm sorbitol.
Mức thuế chống bán phá giá cho doanh nghiệp xuất khẩu
Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu; dao động từ 39,63% – 68,50% dựa trên kết quả tính toán cụ thể.
Bộ Công Thương bắt đầu tiến hành vụ việc điều tra từ tháng 12/2020; trên cơ sở kết quả thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 9/2020.
Theo Bộ Công Thương, trong quá trình điều tra; Bộ đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét và đánh giá kỹ lưỡng tác động của hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu; đối với hoạt động của ngành sản xuất trong nước; cũng như mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia; cũng như xem xét, tính toán tác động đối với các ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng các sản phẩm sorbitol.
Lượng nhập khẩu sorbitol bị bán phá giá
Trong quá trình điều tra sơ bộ, Bộ Công Thương cũng đã làm việc; tham vấn với các bên có liên quan để xem xét, xác định rõ phạm vi sản phẩm thuộc đối tượng điều tra.
Kết quả điều tra cho thấy, lượng nhập khẩu sorbitol bị bán phá giá; đã tăng trong giai đoạn từ 1/4/2017 đến 31/3/2020.
Đây là nguyên nhân chính gây ra sức ép đáng kể cho hoạt động của ngành sản xuất trong nước; thể hiện ở các tiêu chí như: Sản lượng; hiệu suất sử dụng công suất; tồn kho; thị phần; lượng bán hàng và doanh thu bán hàng trong nước; lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản; khả năng huy động vốn; dòng tiền… Trong giai đoạn điều tra, các chỉ số này đều cho thấy xu hướng suy giảm rõ rệt so với thời gian trước đó.
Trong thời gian tới, để đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc; Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm đánh giá tác động toàn diện của vụ việc đến các bên liên quan; bao gồm cả người tiêu dùng cuối cùng. Vụ việc dự kiến sẽ kết thúc điều tra vào quý III năm 2021.
Sorbitol hay còn gọi là đường đơn, Molecula formula, Glucitol; được làm từ đường glucose tinh chế dưới nhiệt độ và áp suất cao, hydro hóa với nicke; thường được dùng trong ngành thủy sản, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm…
Kết luận
Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm Sorbitol tại thời điểm hiện tại; được coi là một bước đi đúng đắn của Bộ Công thương; qua đó bảo vệ sự hình thành và phát triển của ngành sản xuất trong nước trước sức ép cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa bán phá giá nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ.
Khi biện pháp chống bán phá giá tạm thời được áp dụng; cũng đồng nghĩa với việc ngành sản xuất trong nước cũng như các doanh nghiệp sản xuất tại nước ngoài sẽ cùng hoạt động trên một sân chơi bình đẳng; qua đó, thay vì liên tục kìm giá và ép giá để tiêu thụ sản phẩm; các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ phải cải tiến; nâng cao chất lượng sản phẩm; năng lực cung ứng cũng như hậu mãi khách hàng để cải thiện vị thế trên thị trường.
Trong quá trình hỗ trợ ngành sản xuất trong nước trong vụ việc lần này; WTL Consult nhận định, bên cạnh việc bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước sức ép tiêu cực từ hàng hóa nhập khẩu; việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời; cũng góp phần đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong ngành; trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam. Ngoài lợi ích về kinh tế; những giá trị thu được về an sinh xã hội từ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá là không thể chối bỏ.
Xem thêm nhiều thông tin kinh tế khác tại đây.